Nước mưa liệu có thực sự là trong lành không?
Một số người dân thích uống nước mưa không đun sôi. Nhiều người còn cho rằng nước mưa, nước tuyết tan không có thành phần nước nặng, nên rất có lợi cho sức khỏe con người.
Nước mưa vốn là nguồn nước tinh khiết, không chứa chất khoáng hay các chất ô nhiễm khác. Bởi nó tồn tại trong không khí trước khi tiếp xúc với đất, đá hoặc các bề mặt gây ô nhiễm.
Theo dân gian đây được coi là nguồn nước sạch và được sử dụng nhiều vì nó chứa ít các loại muối khoáng hòa tan, ít sắt, làm cho nước không có mùi tanh. Đặc biệt là không chứa các thành phần kim loại nặng, độc hại như asen, chì, thủy ngân… không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do vậy, một số người dân thích uống nước mưa không đun sôi. Nhiều người còn cho rằng nước mưa, nước tuyết tan không có thành phần nước nặng, nên rất có lợi cho sức khỏe con người.
Vậy trong nước mưa có chứa những chất gì?
Nước mưa được hình thành từ hơi nước bốc lên gặp lạnh ngưng tụ thành mây, mây gặp điều kiện thuận lợi trở thành những giọt mưa rơi xuống mặt đất.
Những giọt mưa rơi xuống sẽ cuốn theo các bụi bẩn, vi khuẩn lơ lửng trong không khí, chất gây ô nhiễm có trong bầu khí quyển, làm sạch khí quyển nơi nó đi qua nên sau khi mưa không khí trở nên rất trong sạch nên cho chúng ta cảm giác rất dễ chịu khi hít thở.
Tuy nhiên nước mưa hoàn toàn không sạch như con người vẫn thường hay nghĩ, nhất là trong thời đại hiện nay.
Theo đó, môi trường không khí đang bị ô nhiễm trầm trọng. Khí thải từ các nhà máy công nghiệp, khói thải độc hại thải ra từ các phương tiện giao thông, khí SO2, các chất gây ô nhiễm, bụi lơ lửng, các tạp chất khác… Tất cả bốc lên bầu khí quyển Trái Đất và lại được hòa tan theo mưa đi xuống mặt đất.
Đặc biệt, ở những khu công nghiệp chuyên biệt, nhà máy điện, nhà máy giấy… không khí ô nhiễm rất nặng. Nguồn nước ngầm sinh hoạt của những vùng này cũng bị nhiễm sắt, nhiễm phèn nặng nề.
Nước mưa rơi xuống gần khu công nghiệp cũng có chỉ số chất rắn hòa tan mức báo động và không thể sử dụng. Việc hứng nước mưa chảy xuống từ tòa nhà, nhà máy, mái tôn đặc biệt nguy hiểm vì nguồn nước này chưa rất nhiều hóa chất rửa trôi bề mặt nước mưa chảy qua.
Mỗi hạt mưa khi rơi từ trên cao xuống đã rửa sạch một vài kilomet không khí. Do đó trong nước mưa cũng có thể có rất nhiều vi trùng gây bệnh, nhiều chất hoà tan độc hại, ví dụ như axit nitơric, axit sunfuaric... Hơn nữa nước mưa thường được hứng từ mái nhà, là nơi tích lũy rất nhiều chất bẩn.
Thêm vào đó, nước mưa mang rất ít các loại muối khoáng, nên khi dùng thường xuyên để ăn uống sẽ dẫn tới thiếu khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Đôi khi, ở Việt Nam còn xảy ra hiện tượng mưa axit. Tính axit sẽ làm cho da bị dị ứng, mẩn ngứa hay mắc các bệnh như nấm… Nguy hiểm hơn, nếu uống phải nước có tính axit, những chất độc sẽ thâm nhập vào cơ thể, đặc biệt gây độc hại cho hệ hô hấp của con người.
Theo các chuyên gia, hai bước quan trọng nhất để có thể cải thiện chất lượng nước mưa của mình đó là đun sôi và lọc nước. Trong đó, nước đun sôi có thể tiêu diệt được các vi khuẩn gây bệnh trong nước.
Với phương pháp thứ 2 là lọc nước thông qua máy lọc nước gia đình sẽ loại bỏ được các hóa chất, bụi bẩn, nấm mốc và các hóa chất gây ô nhiễm khác. Đây sẽ là giải pháp an toàn nhất để áp dụng cho nước uống.
Khi chứa nước mưa trong bồn chứa hoặc thùng chứa quá 24 giờ, nguồn nước đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, cần lựa chọn các thiết bị lọc nước được bổ sung đèn diệt khuẩn UV để tiêu diệt mọi vi khuẩn trong nước, đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng để uống.
Thùy Linh (T/h)