Thứ bảy, 27/04/2024 19:45 (GMT+7)
Thứ sáu, 08/09/2023 07:36 (GMT+7)

Nghệ An: Kỳ vọng phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm

Theo dõi KTMT trên

Năm 2023 là năm bản lề, năm giữa nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) của tỉnh Nghệ An.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Nghệ An đã triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến phức tạp, nhất là nắng nóng gay gắt kéo dài, nguy cơ cháy rừng, tình trạng thiếu điện, thiếu nước đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.

Nghệ An: Kỳ vọng phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm - Ảnh 1
Một góc TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Công.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) 6 tháng đầu năm ước đạt 5,79%, thu ngân sách ước thực hiện 8.489 tỷ đồng, đạt 53,5% dự toán; các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng; thu hút đầu tư đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, quan tâm hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Trong 6 tháng cuối năm, cùng với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm, nhất là Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; các nghị quyết và văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh, các cấp, các ngành cần tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội.

Trước tiên cần tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sau khi được ban hành. Xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức công bố Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đẩy nhanh tiến độ lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện; triển khai lập và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện Đề án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị TP.Vinh theo lộ trình đề ra. Xây dựng đề án điều chỉnh mở rộng Khu kinh tế Đông Nam và đổi tên thành Khu kinh tế Nghệ An; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục, triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, HĐND tỉnh Nghệ An đề nghị cần tiếp tục thực hiện quyết liệt hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ, tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, kế hoạch năm 2023. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, với nhóm nhiệm vụ, giải pháp này, HĐND tỉnh yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thành, thị, chủ đầu tư trực tiếp chỉ đạo công tác giải ngân đầu tư công, xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm, là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng; chủ động giải quyết và báo cáo cấp có thẩm quyền tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, nhất là về công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng, đấu thầu, vật liệu...; chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân và hiệu quả đầu tư của các dự án được giao quản lý.

Nghệ An: Kỳ vọng phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm - Ảnh 2
Một góc thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Công.

Chủ động rà soát tiến độ, đánh giá khả năng thực hiện, giải ngân của từng dự án; phân nhóm, phân loại các dự án, nhất là các dự án chưa giải ngân, chậm thực hiện và có giải pháp cụ thể tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện; kịp thời có phương án điều chỉnh, điều chuyển, cắt giảm kế hoạch vốn đối với các dự án giải ngân chậm và không có khả năng giải ngân để bổ sung vốn cho các dự án có tiến độ tốt, ưu tiên cho các dự án trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Yêu cầu tăng cường công tác thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; trong đó cần đôn đốc đẩy nhanh tiến độ về thủ tục, triển khai thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn trong Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp, mở rộng dự án cảng nước sâu Cửa Lò, Cảng hàng không quốc tế Vinh.

HĐND tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu tiếp tục phát triển các lĩnh vực văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội; đặc biệt là tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình “vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025". Cùng với đó, HĐND tỉnh đề nghị thực hiện hiệu quả công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số; tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đảm bảo quốc phòng, an ninh; thực hiện hiệu quả các hoạt động đối ngoại; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Nghệ An: Kỳ vọng phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm - Ảnh 3

Ông Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại kỳ họp HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII.

“Càng khó khăn chúng ta càng phải quyết tâm, cố gắng nhiều hơn Ông Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh. Mặc dù làm trong 6 tháng đầu năm 2023 Nghệ An gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhiều lĩnh vực sản xuất, nhất là lĩnh vực xuất khẩu giảm, ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của tỉnh. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế của tỉnh có nhiều điểm sáng như sản xuất nông nghiệp duy trì mức tăng trưởng tốt, vụ xuân được mùa cả năng suất, sản lượng, giá trị. Thu hút đầu tư đạt được kết quả tích cực, trong đó thu hút đầu tư FDI trong 6 tháng đạt hơn 725,4 triệu USD, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành cả nước, đây là nguồn lực cho tỉnh phát triển lâu dài. Đặc biệt, Nghệ An đã vận động được hơn 600 tỷ đồng, dự kiến xây mới và sửa chữa khoảng 12.000 căn nhà, đến thời điểm này đã thực hiện xong trên 3.000 căn nhà cho hộ nghèo và hộ khó khăn.

Để thực hiện mục tiêu của năm 2023 và cả nhiệm kỳ, ông Trung cho rằng, cần có các giải pháp mạnh mẽ và quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn. Vừa qua, Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Đây là Nghị quyết hết sức quan trọng, tạo động lực, nguồn lực cho tỉnh phát triển lâu dài và một trong những yếu tố quan trọng là tỉnh sẽ có những cơ chế, chính sách đặc thù bổ sung để đạt các mục tiêu. Nhiệm vụ đầu tiên, Nghệ An sẽ tập trung quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết mới của Bộ Chính trị”, ông Nguyễn Đức Trung chia sẻ thêm.

Vừa qua, Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. "Đây là Nghị quyết hết sức quan trọng, tạo động lực, nguồn lực cho tỉnh phát triển lâu dài và một trong những yếu tố quan trọng là tỉnh sẽ có những cơ chế, chính sách đặc thù bổ sung để đạt các mục tiêu. Nhiệm vụ đầu tiên, Nghệ An sẽ tập trung quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết mới của Bộ Chính trị”, ông Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định.

Nguyễn Công

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An: Kỳ vọng phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới