Thứ năm, 25/04/2024 11:31 (GMT+7)
Thứ hai, 14/02/2022 12:00 (GMT+7)

Lào: 70% diện tích đất nước là cây xanh

Theo dõi KTMT trên

Tờ Vientiane Times số ra ngày 14/2 đưa tin Bộ Tài nguyên, Môi trường Lào đã ban hành các biện pháp mới với mục tiêu nhằm giảm mức phát thải khí nhà kính của nước này xuống bằng 0 vào năm 2050. Kế hoạch là tăng không gian xanh lên 70% diện tích đất nước.

Theo báo trên, phát biểu tại sự kiện công bố các biện pháp nói trên vào cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Lào, ông Phouvong Luangxaysana cho biết việc ngừng phát thải khí CO2 vào khí quyển là việc không dễ dàng.

Tuy nhiên, kế hoạch của Bộ này là tăng không gian xanh lên 70% diện tích đất của đất nước để có nhiều cây xanh hấp thụ khí CO2 do ngành công nghiệp và các quá trình khác thải ra.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi (mùng 1/6) đồng thời là tết trồng cây ở Lào.  Khái niệm trồng cây – trồng người chưa bao giờ gần gũi nhau và hiển hiện rõ nét như trong ngày mùng 1/6/2021 vừa qua tại đất nước Triệu voi. Các hoạt động mít tinh, liên hoan, tặng quà … được tổ chức cho các em nhỏ. Một trong các hoạt động ý nghĩa có thể kể đến là trồng cây gây rừng. Theo quan niệm của dân nơi đây, điều đó thể hiện một tương lai phát triển bền vững.

Lào: 70% diện tích đất nước là cây xanh - Ảnh 1
Với Lào trồng cây thể hiện một tương lai phát triển bền vững. (Ảnh minh họa)

Điều đặc biệt là trẻ em trong ngày này cũng tham gia trồng cây rất tích cực. Đây là tiền đề hình thành ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho các em ngay từ nhỏ.

Lễ phát động tết trồng cây đã được tổ chức trọng thể với sự tham gia của các quan chức, viên chức, công chức, học sinh, đủ mọi thành phần, mọi lứa tuổi.
Mọi người Vientiane đều được chào đón tham dự trồng cây ở một số khu vực nhất định, trong khi một vài khu vực khác được dành cho các công sở và công ty tư nhân.

Nhân viên các cửa hàng gia dụng và xưởng chế biến gỗ cũng tham gia trồng cây để tạo ý thức giữ gìn và sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu. Rất nhiều cây công nghiệp có giá trị thương mại đã được trồng mới trong ngày này.

Ven bờ sông Mekong, người ta trồng thêm nhiều hàng cây, trong đó có những cây Champa – loài hoa biểu tượng của Lào (ở Việt Nam gọi là hoa đại). Chính quyền thủ đô đã đầu tư để trồng 450 cây Champa trồng trong thành phố nhằm kỷ niệm 450 năm thành lập thủ đô Vientiane.

Người Lào tin rằng trồng cây Champa  quanh nhà sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng. Không chỉ chính quyền thành phố trồng cây này, dân cũng được khuyến khích trồng hoa Champa quanh nhà. Trồng hoa Champa không chỉ làm cho thủ đô đẹp hơn mà còn xanh hơn. Đây cũng là một trong sáu mục tiêu phát triển của thủ đô Vientiane.

Cây xanh cũng được trồng mới ở những khu bảo tồn, dọc các con đường trong thành phố và ngoại ô Vientiane trong hai ngày 31/5 và mùng 1/6.
Ở tỉnh Huaphan, năm ngoái người ta trồng được 800 ha cây mới các loại. Năm nay, chính quyền tỉnh dự định sẽ phủ xanh được 1.200 ha cây công nghiệp và cây hoa làm đẹp đường phố.

Riêng trong ngày 1/6/2021, các cơ quan nhà nước ở tỉnh Huaphan ước tính trồng được 230 ha cây xanh còn các tổ chức tư nhân trồng mới được 180 ha, bao gồm cả cây ăn quả.

Tại huyện Naxaithong, Vientiane, đại biểu của tổ chức môi trường AEON từ Nhật Bản cùng tham gia ngày hội trồng cây để khuyến khích tái tạo rừng ở Lào. Trong buổi lễ này, 6.500  cây non đã được trồng mới.

“Tôi đã trồng được gần 30 cây tại gần khu vực hồ nước” – Okada Takuya đến từ Nhật Bản, Chủ tịch tổ chức AEON, cho biết. “Cây xanh cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta và làm cho thành phố trở nên dễ chịu hơn cho tất cả chúng ta sinh hoạt, học tập, làm việc và vui chơi.”

Trước đó, kiểm lâm huyện Naxaithong đã đi kiểm tra các khu vực cây trồng trong lễ trồng cây năm ngoái để thay thế những cây bị chết bằng những cây non mới - ông Bounthong, chủ tịch huyện cho biết.

Theo ông Bounthong, trung bình khoảng 15% cây con được trồng trong ngày hội trồng cây bị chết mỗi năm nhưng chúng đều được thay thế bằng cây mới. Khu vực trồng cây của huyện không ngừng mở rộng qua mỗi kỳ lễ hội trồng cây kể từ khi huyện tổ chức lễ này hàng năm, bắt đầu từ năm 1995.
Cây được trồng là gỗ tếch và những ngoài cây công nghiệp như cao su, bạch đàn, agawood…và những loài cây đặc trưng của Lào.

“Hãy trồng cây, hãy làm cho trái đất xanh hơn và đặc biệt là giảm nhiệt độ cho khi hậu của đất nước chúng ta, trái đất chúng ta”– ông Bounthong kêu gọi tại buổi lễ phát động.

Năm nay, nhiệt độ trung bình từ tháng 2 đến tháng 5 ở Vientiane xấp xỉ  40 độ C, được coi là năm nóng kỷ lục. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đầu tư hàng tỷ kip mỗi năm nhằm tăng diện tích rừng bảo vệ. Lào hiện có năm loại rừng gồm rừng bảo tồn, rừng bảo vệ, rừng tái sinh, rừng thoái hóa và rừng trồng. Trong số đó, chỉ rừng tái sinh là được phép khai thác. Chặt cây khai thác gỗ ở nhũng loại rừng khác đều bị cấm.

“Cây xanh chính là vũ khí mạnh mẽ nhất của con người để đối phó với sự biến đổi khí hậu” – chia sẻ của nhà nghiên cứu Thomas Crowther (tác giả của kết luận đề cập ở trên) với tờ Independent.

Dựa trên những nghiên cứu gần đây của mình, nhà khoa học này cũng cho rằng, việc tích cực trồng thêm cây xanh ở quy mô toàn cầu sẽ tốt cho môi trường hơn cả xây những turbine điện gió hay ăn chay.

Cụ thể, 3 nghìn tỷ cây xanh trên toàn cầu hiện đang hấp thụ 400 gigatons CO2. Dựa theo công thức này, nếu chúng ta tăng quy mô lên thêm 1 nghìn tỷ cây xanh nữa tức là lượng CO2 được hấp thu cũng nâng lên hơn 100 gigaton. Và với 4 nghìn tỷ cây xanh luôn hiện hữu, lượng CO2 được thải ra do các hoạt động của con người, trong ít nhất 1 thập kỷ sẽ được “dọn sạch”.

Nhà nghiên cứu Crowther cũng khẳng định thêm về sự hiệu quả của cây xanh: “Không giống như những giải pháp công nghệ cao để chống lại sự biến đổi khiến hậu, ví dụ: hệ thống hấp thụ cacbon, cây xanh là một phương án tối ưu bởi bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể trồng ít nhất một cái cây”.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Lào: 70% diện tích đất nước là cây xanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.