Lâm Đồng ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác, phá rừng trái pháp luật
Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, xử lý kịp thời các vi phạm về lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép, chủ động, quyết liệt trong phòng, chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trong quý I/2024, công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp chưa được ngăn chặn triệt để, một số điểm nóng, phức tạp về phá rừng và khai thác rừng trái pháp luật, một số vụ vi phạm chưa được xử lý dứt điểm.
Nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, đồng thời tổ chức tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống chữa cháy rừng. UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Cụ thể, các đơn vị nêu trên tiếp tục thực hiện nghiêm có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (Chỉ thị số 13-CT/TW); Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ ban hành Chương tŕnh hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 10/02/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp xã, đơn vị chủ rừng, Công an, Hạt Kiểm lâm và cơ quan chức năng có liên quan, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khu vực trọng điểm phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật; đấu tranh, truy quét các “đầu nậu” mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng, các loại lâm sản trái pháp luật; quản lý chặt chẽ, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, nhất là cơ sở sử dụng gỗ rừng tự nhiên; xử lư nghiêm minh, đúng quy định pháp luật các đối tượng vi phạm.
Bên cạnh đó, chỉ đạo, Hạt Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp, giải pháp theo phương án phòng cháy đã được phê duyệt để thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) nhất là các tháng cao điểm mùa khô 2024; có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ để kịp thời xử lý, dập tắt ngay các đám/điểm cháy rừng mới phát sinh, không để bùng phát, cháy lớn; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức PCCCR kịp thời, hiệu quả; khi xảy ra cháy rừng chỉ đạo điều tra, xác định nguyên nhân và đối tượng gây ra cháy rừng để xử lư nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác PCCC rừng nhằm phát hiện sớm cháy rừng, thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm; thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng nóng của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; sử dụng flycam để tuần tra, kiểm tra; camera tầm cao để sớm phát hiện các điểm cháy/đám cháy; bố trí cán bộ kiểm lâm trực tại các trung tâm điều hành thông minh (IOC) của các huyện, thành phố để sớm phát hiện và xử lý kịp thời khi xảy ra cháy rừng; phân công, bố trí lực lượng thường trực để phối hợp, hỗ trợ, tham gia chữa cháy rừng; tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước những diễn biến bất thường của thời tiết.
Trong quý I/2024, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện 27 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (23 vụ đã xác định đối tượng vi phạm, chiếm 85,2% và 04 vụ chưa xác định được đối tượng vi phạm, chiếm 14,8%); diện tích thiệt hại do phá rừng 2,14 ha; khối lượng lâm sản thiệt hại (02 hành vi) là 64,7 m3, tang vật vi phạm 27,1 m3 gỗ tròn.
Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 19 vụ; trong đó: Xử lý hành chính 15 vụ, chuyển xử lý hình sự 04 vụ; tịch thu 48,6 m3 gỗ tròn/gỗ xẻ các loại; thu nộp ngân sách hơn 164 triệu đồng. So sánh với cùng kỳ năm 2023 (Quý I/2023), số vụ vi phạm giảm 20 vụ (giảm 43%); diện tích thiệt hại do phá rừng giảm 4,42 ha (giảm 67%), lâm sản thiệt hại giảm 81,1 m3 (giảm 56%)
Thanh Tùng