Thứ sáu, 04/04/2025 20:29 (GMT+7)
Thứ ba, 22/02/2022 13:00 (GMT+7)

Lâm Đồng: Nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo dõi KTMT trên

Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại, tái chế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt tỉ lệ rất thấp so với Đề án nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 03/11/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tại Điểm 2, 3 Mục I quy định đến năm 2025 có ít nhất 95% rác thải đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Ngày 17/11/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 2617/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2025, tỉ lệ thu gom và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đạt trên 95%, CTR sinh hoạt nông thôn đạt 60%, tỷ lệ CTR sinh hoạt được phân loại, tái chế đạt 10%, tỷ lệ CTR sinh hoạt đô thị được phân loại tại nguồn đạt trên 20%.

Lâm Đồng: Nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt - Ảnh 1
Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải  rắn  trên  địa  bàn  tỉnh  Lâm  Đồng  còn  gặp  nhiều khó khăn. (Ảnh: báo Thanh Niên).

Đến năm 2030, tỉ lệ thu gom và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đạt trên 97%, CTR sinh hoạt nông thôn đạt 80%, tỷ lệ CTR sinh hoạt được phân loại, tái chế đạt 40%, tỷ lệ CTR sinh hoạt đô thị được phân loại tại nguồn đạt 35%.

Tuy nhiên, sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 03/11/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI và Quyết định số 2617/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trên cơ sở các số liệu báo cáo và thống kê, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện nay tỉ lệ CTR đô thị được thu gom và xử lý trên địa bàn toàn tỉnh đạt trung bình khoảng 87%, CTR sinh hoạt nông thôn đạt 50%, tỷ lệ CTR sinh hoạt nói chung được phân loại, tái chế đạt tỉ lệ rất thấp.

Để đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu của Nghị quyết số 01/NQ-ĐH ngày 03/11/2020 phải có sự phối hợp và tham gia tích cực của các sở, ngành và chính quyền địa phương. Sở TN§MT tỉnh Lâm Đồng đề nghị UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc khẩn trương chỉ đạo và đôn đốc các phòng, ban, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả Đề án nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 7939/UBND-MT ngày 05/11/2021 về việc nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Lâm Đồng: Nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới