Thứ bảy, 04/01/2025 23:22 (GMT+7)
Thứ năm, 02/01/2025 08:59 (GMT+7)

Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản tái lập mốc 11 tỷ USD

Theo dõi KTMT trên

Theo VASEP, năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã "vượt sóng" thành công, cán mốc hơn 10 tỷ USD. Dự báo, ngành này có thể tái lập mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản tái lập mốc 11 tỷ USD - Ảnh 1

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, nền kinh tế thế giới hồi phục, nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu có chiều hướng tích cực hơn,... sẽ là cơ hội tốt cho ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng mạnh.

Cụ thể, các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, và Trung Quốc đang hồi phục, kéo theo nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tích cực. Đồng thời, các thị trường mới nổi như châu Phi, Đông Nam Á, và Trung Đông cũng hứa hẹn mở rộng, tạo thêm cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA và CPTPP tiếp tục giúp ngành thủy sản giảm thuế, mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) và tận dụng phụ phẩm thủy sản phù hợp với tiêu chí kinh tế tuần hoàn sẽ gia tăng giá trị và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng quốc tế.

Ngoài ra, chính sách thuế mới của Mỹ, nếu được triển khai, có thể tạo cơ hội lớn cho thủy sản Việt Nam khi các sản phẩm từ Trung Quốc và các nước đối thủ chịu mức thuế cao hơn. Điều này cho phép Việt Nam gia tăng thị phần nhờ chất lượng và giá cả cạnh tranh, dù các doanh nghiệp cũng cần sẵn sàng đối mặt với rủi ro từ thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.

Tuy vậy chúng ta có không ít thách thức cần ứng phó:

Biến đổi khí hậu: Nước biển dâng, nhiệt độ thay đổi, ô nhiễm nguồn nước... đe dọa trực tiếp đến nguồn cung nguyên liệu, gia tăng nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản.

Cạnh tranh gay gắt: Các "ông lớn" như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador không ngừng gia tăng sản lượng và chất lượng, tạo áp lực cạnh tranh lớn về giá và chất lượng.

Chi phí "leo thang": Giá thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu, vận chuyển tăng cao, "ăn mòn" lợi nhuận, giảm sức cạnh tranh của thủy sản Việt.

Rào cản thương mại và địa chính trị: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, "thẻ vàng" IUU, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, quy định về chất lượng, môi trường... gia tăng chi phí, hạn chế nguồn cung và khả năng cạnh tranh. Biến động địa chính trị cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chuỗi cung ứng và thương mại thủy sản.

VASEP kỳ vọng năm 2025 sẽ là năm tăng trưởng vượt bậc của ngành thủy sản Việt Nam, với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu có thể vượt mốc 10 tỷ USD và tiến tới tái lập cột mốc 11 tỷ USD – thành tích từng đạt được vào năm 2022.

Quang Đức

Bạn đang đọc bài viết Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản tái lập mốc 11 tỷ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bổ sung quy định về xuất khẩu gạo
Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Từ nay đến hết 31/3/2025, khách hàng là chủ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế do SHB phát hành sẽ có cơ hội nhận hoàn tiền lên tới 1 triệu đồng và giảm giá trực tiếp 20% khi chi tiêu, mua sắm tại trung tâm thương mại Aeon Mall.

Tin mới