Thứ sáu, 25/07/2025 11:32 (GMT+7)
Thứ hai, 31/10/2022 13:59 (GMT+7)

Kiên Giang: Dự kiến hỗ trợ cho vay vốn hơn 710 tỷ đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh

Theo dõi KTMT trên

Vừa qua, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Đề án cho vay phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, Đề án lần này nằm trong chương trình tín dụng chính sách, phục vụ các đối tượng yếu thế trong xã hội, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo Đề án, tỉnh sẽ triển khai hỗ trợ cho 14.356 lao động, giải quyết vấn đề việc làm cho các đối tượng này thông qua nguồn vốn cho vay. Từ nguồn vốn này, sẽ kích cầu để tạo việc làm, duy trì và mở rộng thị trường tìm kiếm nhân sự, dự kiến sẽ góp phần giải quyết việc làm cho từ 35.000 - 40.000 lao động/năm.

Kiên Giang: Dự kiến hỗ trợ cho vay vốn hơn 710 tỷ đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh - Ảnh 1
Tỉnh Kiên Giang ban hành Đề án cho vay vốn để hục hồi sản xuất - kinh doanh.

Nguồn vốn ngân sách địa phương sẽ được ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 400 lao động. Trong năm 2022 dự sẽ tạo điều kiện việc làm cho 200 lao động và năm 2023 cho 200 lao động.

Đối tượng được cho vay là cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng số lượng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số (gồm cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số) và người lao động. Tuy nhiên, đối với trường hợp người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, sẽ không thuộc đối tượng áp dụng của Đề án này.

Về điều kiện vay vốn, cơ sở sản xuất, kinh doanh buộc phải có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định.

Đồng thời, các dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án theo đúng quy định và có bảo đảm tiền vay.

Đối với người lao động thì phải là đối tượng được xác nhận có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.

Kiên Giang: Dự kiến hỗ trợ cho vay vốn hơn 710 tỷ đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh - Ảnh 2
Nhiều doanh nghiệp tại Kiên Giang sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay để phục hồi sản xuất.

Bàn về mức vay vốn, mức vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ có quy định tối đa là 1 tỉ đồng cho 1 dự án và không quá 50 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm; đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.

Thời hạn tối đa để thực hiện vay vốn là trong vòng 120 tháng, tuy nhiên, còn căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ có xem xét về thời gian vay cụ thể, dựa vào thỏa thuận vay vốn để phù hợp với từng đối tượng.

Như vậy, dự kiến tổng nguồn vốn thực hiện Đề án này sẽ rơi vào khoảng 710,3 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương là 20 tỉ đồng; vốn thu hồi cho vay quay vòng chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trước khi có Đề án được tiếp tục thực hiện dự kiến là 290,3 tỉ đồng; nguồn vốn xin bổ sung từ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương để hỗ trợ địa phương triển khai thực hiện chương trình tín dụng chính sách theo Đề án dự kiến là 400 tỉ đồng.

Trong thời gian tới, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh sẽ tích cực chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động tín dụng chính sách, thực hiện tốt việc thu nợ, thu lãi vừa để tạo nguồn cho vay mới, vừa bảo tồn nguồn vốn để đảm bảo các chương trình tín dụng chính sách phát huy hiệu quả và phát triển bền vững.

Các quy trình, thủ tục cho vay hứa hẹn sẽ được đơn giản hóa để tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí, ngân sách cho nhà nước, cho khách hàng vay vốn nhưng vẫn đảm bảo được đúng các nguyên tắc trong an toàn tín dụng.

Tuyết Mai

Bạn đang đọc bài viết Kiên Giang: Dự kiến hỗ trợ cho vay vốn hơn 710 tỷ đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

SHB hợp tác toàn diện với CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn
Ngày 23/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và năng lượng, lọc hóa dầu.

Tin mới

Chip ADC của CT Group làm được những gì ?
Bản thiết kế chip ADC của người Việt vừa ra mắt cuối tháng 6 vừa qua không chỉ tạo nên “cơn địa chấn” trong cộng đồng công nghệ mà còn mở ra bước đột phá quan trọng cho hành trình chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - Lối mở cho tương lai xanh toàn cầu
Từ AI đến năng lượng tái tạo và đô thị thông minh, công nghệ đang mở lối cho một tương lai bền vững. Công nghệ đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ, thúc đẩy một cuộc cách mạng năng lượng không thể đảo ngược, mở ra kỷ nguyên mới của sự bền vững.
SHB hợp tác toàn diện với CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn
Ngày 23/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và năng lượng, lọc hóa dầu.