Thứ bảy, 20/04/2024 13:03 (GMT+7)
Thứ tư, 14/09/2022 16:15 (GMT+7)

Chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam trên vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang

Theo dõi KTMT trên

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang chủ động ứng phó với gió mùa tây nam và thời tiết nguy hiểm trên biển.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hiện nay (14/9), mưa dông đang xuất hiện trên khu vực giữa Biển Đông, gió Tây Nam ở khu vực Bình Thuận đến Cà Mau đang hoạt động mạnh dần lên.

Dự báo, đêm 14/9 ngày 15/9, ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 1.5-2.5m.

Chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam trên vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang - Ảnh 1
Cảnh báo, mưa dông và gió mạnh trên các khu vực từ Bình Thuận đến Cà Mau có khả năng kéo dài trong vài ngày tới. 

Cơ quan khi tượng cảnh báo, mưa dông và gió mạnh trên các khu vực có khả năng kéo dài trong vài ngày tới. 

Trước tình hình đó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang chủ động ứng phó với gió mùa tây nam và thời tiết nguy hiểm trên biển.

Để chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam đang hoạt động và thời tiết nguy hiểm trên biển, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương nêu trên triển khai theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo gió mùa Tây Nam và diễn biến thời tiết trên biển; thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản và có kế hoạch sản xuất phù hợp, duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Các địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống, đồng thời tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Quy định 5 cấp độ rủi ro thiên tai

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai. Theo đó, các loại thiên tai được dự báo, cảnh báo và truyền tin bao gồm:

1- Bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực vùng biển phía Tây kinh tuyến 120° Đông, phía Bắc vĩ tuyến 05° Bắc và phía Nam vĩ tuyến 23° Bắc (Biển Đông) và trên đất liền lãnh thổ Việt Nam; bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khu vực biển Đông, nhưng có khả năng di chuyển vào khu vực Biển Đông trong khoảng 24 đến 48 giờ tới.

2- Mưa lớn xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; lũ trên các sông thuộc lãnh thổ Việt Nam và các sông liên quốc gia liên quan; ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên lãnh thổ Việt Nam.

3- Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán trên lãnh thổ Việt Nam.

4- Gió mạnh trên Biển Đông; sương mù trên Biển Đông và trên đất liền Việt Nam.

5- Nước dâng trên vùng biển ven bờ và đảo của Việt Nam.

6- Lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối trên lãnh thổ Việt Nam.

7- Cháy rừng do tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam.

8- Động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) ảnh hưởng đến Việt Nam.

9- Động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.

10- Sóng thần xảy ra do động đất ở vùng biển xa, có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai có xu thế phức tạp, cực đoan, bất thường, mưa lớn, ngập lụt cục bộ, lũ quét, sạt lở đất có thể còn tiếp tục xảy ra tại khu vực các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ kịp thời, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại do thiên tai. 

Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó.

Cùng với đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả. Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc đi lại qua ngầm tràn, khu vực nước ngập sâu; tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó mưa lũ.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam trên vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp đón mưa lớn
Theo Dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia, đêm nay (17/4) Hà Nội sẽ đón mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Tin mới