Thứ năm, 28/03/2024 18:29 (GMT+7)
Thứ hai, 07/02/2022 20:00 (GMT+7)

Indonesia gồng mình trước nỗi lo lạm phát tăng nhiệt

Theo dõi KTMT trên

Sau một thời gian dài giá cả tương đối ổn định dưới thời Tổng thống Joko Widodo, Indonesia dự báo lạm phát tại quốc gia này đang có xu hướng tăng cao hơn.

Hiện các dấu hiệu của xu hướng lạm phát tăng đã được cơ quan thống kê của Indonesia xác nhận hôm 2/2, khi công bố rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng 1 là 2,18%, cao nhất kể từ tháng 5/2020. Trong đó, giá cả thực phẩm, nhà ở và thiết bị gia dụng là động lực chính của đà tăng. Con số này cũng cao hơn so với 1,87% của năm 2021.

Người đứng đầu Văn phòng Chính sách tài khóa của Bộ Tài chính, ông Febrio Kacaribu cho biết: “Giá hàng hóa và thực phẩm khác nhau tăng do thời tiết biến đổi, gây ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch và góp phần làm tăng lạm phát”.

Indonesia gồng mình trước nỗi lo lạm phát tăng nhiệt - Ảnh 1
Công nhân làm đậu phụ từ đậu nành tại một nhà máy ở Surabaya vào 1/2022. (Ảnh: AFP)

Nhấn mạnh của ông Febrio Kacaribu rằng nhu cầu tiêu dùng phục hồi sau khi nới lỏng các hạn chế Covid-19 đã đẩy giá lên. Ông cho biết, Chính phủ hiện đang cố gắng giữ tình hình lạm phát trong tầm kiểm soát bằng cách điều chỉnh giá năng lượng trong nước, bao gồm cả giá xăng dầu, ở mức phải chăng.

Giá dầu thô tăng vọt, nhưng Chính phủ Indonesia đã kiểm soát một phần việc tăng giá để đảm bảo giá xăng dầu trong nước vẫn ở mức hợp lý. Các nhà phê bình cho rằng điều này đi ngược lại với cam kết của ông Widodo ngay từ đầu trong nhiệm kỳ của mình khi cho rằng, giá như vậy sẽ được đưa ra thị trường quốc tế để không gây áp lực lên kho bạc nhà nước.

Từ khi Chính quyền của Tổng thống Widodo nhậm chức vào năm 2014, cho đến nay được ghi nhận là đã kiềm chế lạm phát, chủ yếu bằng cách can thiệp vào thị trường và giải quyết tình trạng kém hiệu quả trong lĩnh vực hậu cần ở quần đảo rộng lớn này.

Theo dữ liệu, lạm phát trung bình hàng năm của Indonesia là 4,6% trong giai đoạn 2009-2020, một sự cải thiện đáng kể so với mức 9,5% trong giai đoạn 2001-2008.

Ông Widodo đã ban hành khoảng 12 quy định quy định giới hạn giá thực phẩm. Ngoài ra, ông cũng đã nỗ lực cải thiện quy trình cung ứng và phân phối hàng hóa tại quốc gia này. Trong đó phải kể đến công trình xây dựng 1.298 km đường thu phí trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên đến năm 2019, theo dữ liệu từ Bộ Công trình công cộng. Năm 2020, quốc gia này đã xây dựng khoảng 250 km, năm 2021 xây dựng khoảng 300 km. Trong khi đó, từ năm 1978 đến năm 2014, chỉ có 795 km đường được xây dựng.

Indonesia gồng mình trước nỗi lo lạm phát tăng nhiệt - Ảnh 2
Tổng thống Jokowi nói chuyện với một nông dân trồng cam ở tỉnh Karo, tỉnh Bắc Sumatra hôm 2/4. (Ảnh: Laily Rachev)

Từ cuối tuần trước, ông Widodo đã khánh thành một con đường thu phí mới ở Bắc Sumatra. Trong một chương trình truyền hình trực tiếp, ông nói rằng con đường sẽ cho phép người trồng cam ở một ngôi làng gần đó giảm 75% chi phí vận chuyển, giúp sản phẩm của họ dễ cạnh tranh hơn so với các mặt hàng nhập khẩu.

Các nhà kinh tế Leo Putera Rinaldy và Imanuel Reinaldo của ngân hàng đầu tư Mandiri Sekuritas, trong một lưu ý ngày 2/2 cho các nhà đầu tư, cho biết: "Lạm phát sẽ bắt đầu tăng lên trên 2,5% vào tháng 4, chủ yếu là do việc tăng thuế suất VAT (thuế giá trị gia tăng) có hiệu lực. Giá cả sẽ tăng mạnh hơn trong dịp lễ hội Hari Rây. Lạm phát dự kiến ​​sẽ đạt mức 3% bắt đầu từ tháng 5 hoặc tháng 6”.

Bình luận về rủi ro lạm phát đối với Indonesia, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani nhận xét: "Một loạt các mức giá đã được kiểm tra, nhưng chúng tôi phải theo dõi chặt chẽ hơn trong năm 2022".

Bà Sri Mulyani trong phát biểu hồi tháng trước lưu ý rằng, lạm phát trong nước vẫn tương đối nhẹ, so với các thị trường mới nổi khác, chẳng hạn như Brazil, nơi tỷ lệ lạm phát đã vượt mức 10%. Bà cũng chỉ ra rằng lạm phát của Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 30 năm ở mức trên 6%, Nga ở mức 8,4%, Mexico là 7,4% và Nam Phi là 5,5%.

Bàn về nhiệm vụ chính của chính phủ trong năm 2022, bà cho biết chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế và cải thiện vị thế của ngân sách nhà nước hàng năm đang bị gánh thêm nợ sau động thái của Chính phủ về các chương trình trợ giúp xã hội trong đại dịch Covid-19.

Với thực trạng hiện nay, Bộ Tài chính Indonesia thông báo, nước này sẽ tăng thuế VAT từ 10% lên 11%, có hiệu lực từ ngày 1/4 và tạm dừng kế hoạch giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 22% hiện nay xuống 20%.

Tuy cả hai động thái rõ ràng là nhằm tăng thu ngân sách năm 2022 cho đất nước, nhưng cũng sẽ gây thêm nhiều áp lực lên mức lạm phát hiện nay.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Indonesia gồng mình trước nỗi lo lạm phát tăng nhiệt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhạc sỹ Văn Cao tác giả Quốc ca Việt Nam
Ngày 16/8/1945 khai mạc Đại hội Đại biểu Quốc dân tại Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông qua 3 Quyết định lớn trong đó Đại hội quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ở giữa, Quốc ca là Tiến Quân ca của Văn Cao.

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.