Thứ bảy, 05/07/2025 01:22 (GMT+7)
Thứ hai, 07/06/2021 13:00 (GMT+7)

Indonesia cam kết cắt giảm 1,02 tỉ tấn CO2 vào năm 2030

Theo dõi KTMT trên

Thứ trưởng Alue Dohong cho biết trong tài liệu Đóng góp do quốc gia tự quyết định, Indonesia cam kết giảm 29% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường của quốc gia này.

Indonesia cam kết cắt giảm 1,02 tỉ tấn CO2 vào năm 2030 - Ảnh 1
Indonesia cam kết cắt giảm hơn 1 tỉ tấn CO2 vào năm 2030. (Nguồn: theguardian.com)

Ngày 6/6, Thứ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Alue Dohong cho biết chính phủ nước này cam kết giảm 41% phát thải khí nhà kính, tương đương với hơn 1,02 tỉ tấn carbon dioxide (CO2) vào năm 2030 với sự hỗ trợ của quốc tế.

Trong một tuyên bố với báo chí của Bộ Môi trường và Lâm nghiệp, Thứ trưởng Alue Dohong cho biết trong tài liệu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Indonesia cam kết giảm 29% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) của quốc gia Đông Nam Á này và lên đến 41% với sự hỗ trợ của quốc tế vào năm 2030.

Theo ông Alue, mức 29% nói trên tương đương với 826 triệu tấn CO2 và 41% tương đương với hơn 1,02 tỉ tấn CO2 vào năm 2030. Chính phủ Indonesia và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế đã thông qua Hiệp định về biến đổi khí hậu Paris và đã chuẩn bị một NDC về tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính.

Trước đó hôm 27/5, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề hàng hải và đầu tư Luhut Pandjaitan cho biết Chính phủ Indonesia đang dần đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy than, đồng thời tập trung phát triển năng lượng mới và tái tạo, trong đó có dự án khu công nghiệp xanh tích hợp rộng khoảng 12.500 ha ở tỉnh Bắc Kalimantan, nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

Cùng ngày, tập đoàn điện lực nhà nước PLN của Indonesia đã công bố kế hoạch tham vọng dần thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy than bằng các nhà máy điện mới dựa vào năng lượng tái tạo bắt đầu từ năm 2025 nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 với việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy than có tổng công suất 50,1 Gigawatt (GW).

Kế hoạch của PLN được triển khai qua ba giai đoạn, trong đó giai đoạn một sẽ đóng cửa ba nhà máy nhiệt điện than Muara Karang ở thủ đô Jakarta, Tambak Lorok ở thành phố Semarang thuộc tỉnh Trung Java và Gresik ở tỉnh Đông Java với tổng công suất 1,1 GW vào năm 2030.

PLN cũng đặt mục tiêu chấm dứt hoạt động của các nhà máy điện than với tổng công suất 9 GW vào năm 2035. Đến năm 2040, các nhà máy điện chạy than "siêu tới hạn" với tổng công suất 10 GW sẽ được đóng cửa.

Giai đoạn cuối cùng của quá trình này là đóng cửa các nhà máy điện chạy than “siêu tới hạn” với tổng công suất 24 GW vào năm 2045 và 5 GW vào năm 2055 để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm năm 2060.

Hữu Chiến

Bạn đang đọc bài viết Indonesia cam kết cắt giảm 1,02 tỉ tấn CO2 vào năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cá chết bất thường dưới cống thủy điện Kẻ Gỗ
Sau khi mở nước phục vụ sản xuất hè thu, hàng loạt cá mè từ hồ Kẻ Gỗ bị phát hiện chết trôi dạt về hạ lưu, với dấu hiệu bị đứt đầu và đuôi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do cá bị hút vào hệ thống tua bin thủy điện.
Thanh Hóa: Agri-Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn
Sau khi thực hiện phương án khắc phục sự cố môi trường của Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty CPĐT nông nghiệp Agri–Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn.
Hà Tĩnh: Đốt rơm rạ sau mùa gặt – lợi bất cập hại
Sau mỗi vụ gặt, nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh lại chìm trong làn khói dày đặc do người dân đốt rơm rạ để "làm sạch" ruộng đồng. Dù là một tập quán lâu đời, nhưng việc này đang gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe người dân và chất lượng đất nông nghiệp.

Tin mới