Thứ sáu, 04/10/2024 05:40 (GMT+7)
Thứ tư, 26/10/2022 13:50 (GMT+7)

Hướng doanh nghiệp đầu tư xanh để tín dụng xanh phát triển?

Theo dõi KTMT trên

Tín dụng xanh đã trở thành xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế bền vững trong những năm gần đây. Vì thế thúc đẩy đầu tư xanh là một kế hoạch chiến lược dài hạn.

Mỗi năm việc sản xuất, kinh doanh trên thị trường đều có những biến động lớn về nguồn vốn và dòng tiền hoạt động. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng bắt đầu manh nha để quan tâm đến môi trường và đời sống xã hội. Bởi vì tất cả các hoạt động đều dựa trên sự phát triển lâu dài, thuận lợi và bền đẹp. Đã có không ít doanh nghiệp lao đao vì nguồn vốn đầu tư không đủ khiến họ gặp phải những trở ngại lớn trong kinh doanh. Đặc biệt đối với các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, dòng vốn đầu tư chưa được xanh hóa làm ảnh hưởng, tác động bất lợi đến môi trường.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Việc gấp rút triển khai những hoạt động, giải pháp thân thiện hướng đến môi trường là mục tiêu chung của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Hiện nay chúng ta cũng đã có những bước tiến lớn trong việc đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội. Đối với những dự án vì môi trường và cộng đồng, nguồn vốn được rót vào ngày càng mạnh mẽ và sôi động. Những tiến bộ vượt bậc về khoa học, công nghệ cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển các dịch vụ, tiện ích chăm sóc cho đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Xã hội hiện đại, đời sống con người ngày càng được nâng cấp vì thế các vấn đề liên quan đến môi trường, các vấn nạn về ô nhiễm, xử lý rác thải, xử lý nguồn nước cần được quan tâm hơn nữa. Các yếu tố về môi trường luôn có phần ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua bán trên thị trường.

Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại chưa có những chính sách, cơ chế thống nhất để đồng hành cùng nhau và đưa ra các giải pháp xác thực để cung cấp dòng vốn tín dụng xanh tối ưu nhất. Đây là trăn trở lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực trọng điểm vẫn đang có nhiều vấn đề tồn đọng chưa được giải quyết xong.

Hướng doanh nghiệp đầu tư xanh để tín dụng xanh phát triển? - Ảnh 1
Ảnh minh họa ( Nguồn: internet)

Hướng các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh vào dòng vốn xanh, đầu tư vào các lĩnh vực xanh là một trong những giải pháp hàng đầu để vận hành nền kinh tế “khỏe mạnh”. Với tốc độ phát triển của các trang thiết bị khoa học - kỹ thuật, máy móc hiện đại, tiên tiến trên thế giới được ứng dụng vào các hình thức kinh doanh, buôn bán cũng mang tính thúc đẩy nền kinh tế hội nhập và phát triển. 

Phổ cập tín dụng xanh vẫn cần rất nhiều thời gian để các doanh nghiệp đồng loạt hưởng ứng, tiến hành phát triển theo hướng thân thiện với môi trường. Bởi vì trong tương lai, môi trường và khí hậu của chúng ta đang bị đe dọa khủng khiếp. Trách nhiệm đối với môi trường cũng chính là trách nhiệm đối với cuộc sống của mỗi người và cả cộng đồng. Vấn đề phát triển tín dụng xanh chỉ thực sự được hiểu đúng, đầy đủ và chính xác khi các chính sách, cơ sở và khung pháp lý được hoàn thiện rõ ràng. Điều này cũng là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội để các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại tập trung phát triển theo hướng xanh hóa các hình thức, dịch vụ kinh doanh.

Đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như khó khăn phía trước, tín dụng xanh chắc chắn vẫn là xu hướng chuyển dịch hiệu quả đáng được quan tâm của nền kinh tế trong thời gian tới. Nhu cầu của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong việc khai thác, sử dụng và tận dụng triệt để hiệu quả của hình thức vay vốn này vẫn đang được thúc đẩy phát triển mỗi ngày. Hy vọng sự đồng hành của tín dụng xanh sẽ góp thêm phần ổn định cho nền kinh tế, gia tăng các lợi ích về môi trường và hướng con người đến một cuộc sống xanh - phát triển giàu mạnh. 

Bích Ngọc

Bạn đang đọc bài viết Hướng doanh nghiệp đầu tư xanh để tín dụng xanh phát triển?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.