Theo chuyên gia kinh tế có nhiều lí do để doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn. Trong đó, không loại trừ việc mua lại nhằm tránh rủi ro pháp lý, do trước đây có thể một số đợt phát hành trái phiếu chưa chuẩn về quy định như mục đích sử dụng vốn.
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Chính phủ yêu cầu NHNN khẩn trương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ; khẩn trương có ngay các giải pháp thiết thực, cụ thể để giảm mặt bằng lãi suất; trong đó giảm lãi suất điều hành ngay trong tháng 6 năm 2023.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đến nay không còn trưởng hợp sở hữu chéo trong hồ sơ, sổ sách. Tuy nhiên thực tế còn nhiều điểm phức tạp, có trường hợp nhờ người đứng tên hộ.
Chính phủ yêu cầu NHNN tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Từ ngày 24/4 đến hết 31/12/2023, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM.
Theo Thông tư 02 mới ban hành, các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là các khoản cho vay và cho thuê tài chính. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện kể từ 24/4/2023 có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, trong tháng 4/2023, Bộ Xây dựng phải xây dựng tiêu chí đánh giá phân loại phân khúc bất động sản dựa vào tiềm năng, thanh khoản của thị trường làm cơ sở cho tổ chức tín dụng xem xét nới lỏng các điều kiện cho vay.
Vấn đề giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đại diện Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, gói hỗ trợ này đang được Chính phủ và các cơ quan liên quan cho ý kiến để tháo gỡ các điểm nghẽn hiện nay.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã khẳng định được vai trò là kênh huy động vốn quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tối đa là 9,5%/năm sẽ giúp các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hạn mức room tín dụng được xem là tín hiệu lạc quan, tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Những sản phẩm chất lượng, đảm bảo nhu cầu ở thực càng được quan tâm mạnh mẽ.
Xu hướng phát triển bền vững hiện nay được nhiều quốc gia lựa chọn là kinh tế xanh. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã nhận rõ điều đó, muốn chuyển đổi sang sản xuất xanh nhưng lại đang thiếu vốn. Nguồn vốn ưu đãi tín dụng xanh còn nhiều khó khăn.
Những tổ chức tín dụng thường xuyên bị cảnh báo đổ vốn vào lĩnh vực rủi ro, tỉ trọng tốc độ tăng trưởng rất lớn vào lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp... sẽ bị "điểm trừ" trong việc xem xét nới room.
Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, việc mở rộng tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động, đảm bảo khả năng chi trả cho doanh nghiệp và người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán.
Môi trường sống đang dần thay đổi, chịu nhiều ảnh hưởng từ con người và thiên nhiên. Vì thế thúc đẩy công trình xanh đang là mục tiêu được quan tâm hàng đầu.