Thứ sáu, 04/10/2024 05:49 (GMT+7)
Chủ nhật, 28/05/2023 08:50 (GMT+7)

Thủ tướng yêu cầu NHNN tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận vốn tín dụng

Theo dõi KTMT trên

Chính phủ yêu cầu NHNN tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Tiếp tục tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản 

Chính phủ mới đây tiếp tục có Công điện chỉ đạo tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo đó, đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Thủ tướng yêu cầu nhà điều hành tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên cơ sở bảo đảm sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, kịp thời thúc đẩy mở rộng tín dụng phù hợp với xu hướng lạm phát giảm và yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Thủ tướng yêu cầu NHNN tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận vốn tín dụng - Ảnh 1
Chính phủ giao NHNN tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.

Đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước và chỉ đạo các ngân hàng thương mại cổ phần khác tích cực tham gia thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất c1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".

Bên cạnh đó, NHNN được giao tổ chức triển khai và theo dõi chặt chẽ việc triển khai thực hiện về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn và quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh (nếu có).

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.

"Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền. Trường hợp phải báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ thì phải đề xuất rõ giải pháp, căn cứ pháp lý theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết", công điện nêu rõ.

Trước đó, ngày 23/5, NHNN đã có quyết định giảm đồng loạt lãi suất điều hành áp dụng từ ngày 25/5.

Cụ thể, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm. Lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm. Lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm.

Ngay sau đó, sáng 25/5, NNNN đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các ngân hàng thương mại, trong đó đặt ra yêu cầu đối với việc giảm lãi suất cho vay.

Dòng tiền đang quay trở lại bất động sản?

Đứng ở góc độ người nghiên cứu thị trường, TS. Phạm Anh Khôi, thành viên Tổ công tác Nghiên cứu thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam dự đoán, quý III/2023 sẽ là thời điểm mấu chốt khi một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn. Ông Khôi nhận định, đây là mốc để biết được dòng tiền có thực sự đổ vào lĩnh vực địa ốc.

Tuy nhiên, có 2 kịch bản có thể xảy ra. Ở kịch bản 1, ông Khôi dự đoán, nếu thị trường còn khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư chưa được khôi phục thì có thể nguồn tiền này vẫn tiếp tục ở lại hệ thống ngân hàng, chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn.

Đối với kịch bản thứ 2, thị trường khởi sắc, lãi suất huy động giảm xuống mức 6 - 7% vào thời điểm cuối năm nay hoặc thậm chí là không giảm, thì nguồn tiền khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường bất động sản.

Thận trọng hơn đưa ra nhận định về dòng tiền đổ vào lĩnh vực địa ốc, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, thời điểm năm 2022, tình hình mua bán gặp khó khăn do dòng tiền bị kẹt. Bất động sản ảm đạm đến từ một phần người mua sợ mức lãi cao.

Song, theo ông Hiển, dù NHNN mới đây có động thái giảm lãi suất, và nếu lãi suất giảm do ngân hàng thừa tiền thì thị trường địa ốc sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên, theo ông Hiển, việc giảm lãi suất hiện tại chưa phải dấu hiệu của nền kinh tế thừa tiền và điều này cũng đồng nghĩa, dòng tiền khó đổ ngay vào chứng khoán hay bất động sản.

Ngoài ra, theo ông Hiển, lãi suất huy động giảm nhưng lãi suất cho vay bất động sản vẫn cao.

Thực tế, theo khảo sát, mức lãi suất thả nổi của một số ngân hàng vẫn ở ngưỡng 13-14%. Một nhân viên tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng OCEAN Bank tại Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, lãi suất ưu đãi năm đầu tiên cho vay mua bất động sản vẫn ở mức 11,2%.

Quay trở lại vấn đề thị trường hồi phục, ông Hiển cho rằng, có một số dấu hiệu và là động lực đưa bất động sản tan băng. Đầu tiên là dòng tiền xuất hiện. Sau đó là mặt bằng giá đã giảm xuống một mức đủ để người mua tin tưởng và xuống tiền.

Còn ở thời điểm hiện tại, dự kiến năm 2024, thị trường mới tan băng nhưng chỉ cục bộ, tập trung khu dân cư đô thị hay vùng đầu tư khai thác. Còn dòng tiền quay trở lại thị trường bất động sản không lớn. Ông Hiển dự đoán, nhiều người ôm đất cũng đang gồng lãi ngân hàng. Lượng nhà đầu tư mới không gia tăng. Người muốn thoát hàng nhiều hơn người mua xuống tiền ôm đất.

Hải Linh (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng yêu cầu NHNN tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận vốn tín dụng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.