Thông tư 22/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định không cho vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản lo ngại có thể dẫn đến hệ quả xấu, cản trở hoạt động bình thường của thị trường bất động sản.
Trong báo cáo về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý IV và cả năm 2023, Bộ Xây dựng cho biết, hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Từ tháng 7/2023 tới nay, Công ty TNHH Khu đô thị mới Trung Minh đã huy động được nguồn vốn từ trái phiếu vượt gần gấp đôi tổng vốn đầu tư dự án Casa Del Rio (1.126 tỷ đồng) - tài sản được đem bảo lãnh, phát hành số lô trái phiếu trên.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn, kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, dòng tiền.
Mới đây, HoREA đã có đề nghị các Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại phân khúc thị trường và giảm giá bán sản phẩm nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân để cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường phát triển.
Thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp bất động sản đang kêu khó tiếp cận vốn. Tuy nhiên, trong những năm qua, bất động sản tăng giá nói chung, nếu khó khăn mà vẫn muốn giữ giá bán như cũ, vẫn đòi hỏi "một chiều" thì chưa thể hiện trách nhiệm chung.
Theo VIRES, rất khó tránh khỏi việc một số doanh nghiệp lợi dụng quyền được công bố thông tin về thị trường bất động sản để điều hướng dư luận, dẫn dắt sai lệch phục vụ lợi ích cá nhân.
Tính đến ngày 31/10, TP.HCM có 198 doanh nghiệp nợ thuế, với tổng số tiền 8.080 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong top 20 doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất phần lớn là các doanh nghiệp bất động sản có tên tuổi.
Doanh nghiệp bất động sản vẫn đang nỗ lực kéo dài thời gian để tái cấu trúc nợ thông qua hoạt động phát hành, mua lại trái phiếu và đàm phán gia hạn đáo hạn. Tuy vậy, lượng doanh nghiệp chậm thanh toán các nghĩa vụ trái phiếu vẫn tiếp tục tăng lên.
Thông tư 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016 vừa có hiệu lực từ đầu tháng 9 với những quy định mới về hoạt động cho vay đang gây ra khó khăn, cản trở khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp tham dự Hội nghị đều có các kiến nghị liên quan đến vấn đề vốn và pháp lý dự án. Theo đó, doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp, vấn đề pháp lý bị kéo dài, gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.
So với vốn điều lệ của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên sàn, vốn điều lệ của công ty chỉ kém CTCP Vinhomes (gần 43.544 tỷ) và CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va - Novaland (19.501 tỷ).
Theo Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, doanh nghiệp bất động sản đang đối mặt với áp lực đáo hạn trái phiếu tăng từng ngày và danh sách doanh nghiệp chậm thanh toán ngày càng kéo dài thêm do chưa có khả năng thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu DN.
Trong bối cảnh thị trường BĐS đang đóng băng như hiện nay, thực hiện dự án ở nhà ở xã hội được xem là một “phương án” cứu cánh cho dòng tiền của doanh nghiệp BĐS. Bởi phân khúc này, được rất nhiều người lao động quan tâm, đặc biệt có sự hỗ từ Chính phủ.
Phần lớn các doanh nghiệp tham dự Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 đều cập nhật cho đến nay các dự án đã có hướng xử lý vướng mắc cụ thể và đang trong quá trình tháo gỡ.
Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 7/2023, số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt 20.761, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
"Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản đang cực kỳ khó khăn. Thông tư 06 tuy giữ an toàn cho ngân hàng nhưng lại làm tăng khó khăn cho doanh nghiệp" - chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Trinh.