Thứ bảy, 27/07/2024 07:56 (GMT+7)
Thứ ba, 26/04/2022 11:00 (GMT+7)

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020

Theo dõi KTMT trên

Hội thảo sẽ cung cấp thêm thông tin cho các tổ chức, cá nhân và người dân hiểu rõ hơn về những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Hội thảo diễn ra từ 9h00 đến 11h30, tại tầng 2 - Tòa nhà Nova Edu, số 22 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

Khách mời tham dự Hội thảo có đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường); PGS. TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường; TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường); TS. Nguyễn Văn Phương, Trưởng bộ môn Luật Môi trường (Đại học Luật Hà Nội); GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam và Luật sư Hà Huy Phong, Trưởng ban Pháp chế, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường.

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020

Mở đầu Hội thảo sẽ là phần Tổng quan về Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 08.

Tiếp đó, các chuyên gia khách mời sẽ đưa ra những vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp khi áp dụng Nghị định 08; Một số điểm mới về trách nhiệm xin cấp phép của doanh nghiệp khi thực hiện Nghị định 08; Một số quy định mới về các công cụ kinh tế và tác động của nó tới doanh nghiệp.

Các vấn đề về lợi ích kinh tế và chi phí tuân thủ của doanh nghiệp từ việc thực hiện Nghị định 08 cũng sẽ được đưa ra và thảo luận tại Hội thảo.

Những câu hỏi của báo chí và khách mời liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 08 sẽ được tổng hợp lại và gửi đến các chuyên gia để giải đáp.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, gồm 16 chương, 171 điều (Giảm 4 chương, tăng 1 điều so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Trong luật bảo vệ môi trường 2020 có nhiều điểm mới so với luật bảo vệ môi trường năm 2014.

Lần đầu tiên, Luật Bảo vệ môi trường ban hành một Mục riêng để quy định về Giấy phép môi trường, được quy định từ Điều 39 đến Điều 49. Theo đó, có 3 nhóm quy định thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường.

Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường 2020 còn có nhiều điểm mới liên quan đến: nội dung giấy phép môi trường; thẩm quyền cấp giấy phép; căn cứ và thời điểm cấp giấy phép; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường; quyền, nghĩa vụ của chủ dự án được cấp giấy phép môi trường; trách nhiệm của các cơ quan cấp giấy phép môi trường…

Đặc biệt, Luật cũng quy định kể từ ngày Giấy phép môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực.

Thiện Tâm

Bạn đang đọc bài viết Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.