Chủ nhật, 24/11/2024 09:19 (GMT+7)
Thứ sáu, 24/11/2023 17:50 (GMT+7)

Hà Nội và nhiều tỉnh Bắc Bộ chất lượng không khí ở ngưỡng đỏ

Theo dõi KTMT trên

Những ngày qua, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc ghi nhận ô nhiễm không khí ở mức báo động, các chỉ số đều ở ngưỡng gây hại cho sức khỏe người dân. Chất lượng không khí sống còn được ví là “sát thủ thầm lặng, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh.

Sáng nay, 24/11 theo ứng dụng PAM Air chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội và nhiều điểm tại Bắc Bộ ở ngưỡng đỏ (mức độ ô nhiễm không khí này có hại cho sức khỏe). Cụ thể 10 giờ sáng nay, chỉ số AQI ở mức 181 US AQI, chất gây ô nhiễm chính P.M 2.5. Nồng độ trên đang cao gấn 27 lần khuyến cáo về hướng dẫn không khí hàng năm của WHO. 

Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Phòng cũng ghi nhận mức rất có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, tại nhiều điểm đo chất lượng không khí ở Bắc Bộ cũng ghi nhận mức có hại cho sức khỏe ( từ 151-200). Đáng nói với thời tiết mùa đông, ô nhiễm không khí càng làm gia tăng các căn bệnh về hô hấp, là mối nguy lớn với người dân. 

Được ví như “sát thủ vô hình”

Tổ chức Y tế thế giới WHO từng ví ô nhiễm không khí là “sát thủ thầm lặng”. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí.

Ước tính có tới 30 % nguy nhân tử vong ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Đối với các bệnh lý về hô hấp, có khoảng 43% trường hợp tử vong có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tỷ lệ đột qụy não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. 

Hà Nội và nhiều tỉnh Bắc Bộ chất lượng không khí ở ngưỡng đỏ - Ảnh 1
Khí thải từ phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. 

Ô nhiễm không khí cũng là yếu tố làm trầm trọng thêm một số bệnh như phì đại tâm thất, biến chứng tâm lý, tự kỷ,... Các hạt bụi mịn và siêu mịn trong không khí được xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người. 

Trẻ em, thanh thiếu niên là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi ô nhiễm không khí. Bởi lẽ cơ thể cũng như hệ miễn dịch đang trong quá trình phát triển nên dễ bị ảnh hưởng bởi chất lượng không khí xấu. 

Ô nhiễm không khí là tác nhân lớn nhất dẫn đến các bệnh tật có nguồn gốc từ môi trường. WHO cho biết việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm là yếu tố rủi ro gây ra những căn bệnh nguy hiểm hơn những gì ta từng nghĩ. 

Người dân nên làm gì? 

Trong bối cảnh ô nhiễm không khí nghiêm trọng và kéo dài, người dân cần có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Ta có thể tham khảo 14 khuyến cáo, để người dân đối phó với ô nhiễm không khí nặng nề mà Bộ Y Tế cũng đã từng ban hành trước đây, cụ thể: 

Đối với người dân:

- Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống.

- Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường.

- Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Người hút thuốc lá ên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá.

- Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.

- Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.

- Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga.

- Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

Hà Nội và nhiều tỉnh Bắc Bộ chất lượng không khí ở ngưỡng đỏ - Ảnh 2
Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường giúp chúng ta ngăn ngừa bụi mịn. 

Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu

- Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn.

- Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

- Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

- Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời.

- Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

Mới đây Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản đề nghị các địa phương tập trung nguồn lực, tăng cường kiểm tra, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn để thực hiện các biện pháp kiểm soát, xử lý khí thải theo quy định. 

Hà Nội đầu tư thêm 15 trạm quan trắc từ nay đến 2024

Theo Sở TN&MT Hà Nội, nhằm hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố, Sở sẽ đầu tư thêm 15 trạm quan trắc môi trường không khí cố định trong giai đoạn 2021-2024.

Bên cạnh đó, Sở sẽ tích hợp 3 thiết bị quan trắc phóng xạ; 5 trạm quan trắc môi trường nước; 1 thiết bị quan trắc phóng xạ trên trạm quan trắc nước mặt tự động cố định, 6 trạm quan trắc nước dưới đất để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước kiểm soát chất lượng môi trường trên địa bàn.

Theo báo cáo của UBND TP.Hà Nội, hiện tại thành phố có hơn 770.000 xe ô tô, gần 5,8 triệu xe máy lưu thông hằng ngày, chưa tính đến các phương tiện giao thông của người dân từ các địa phương khác đi qua, trong đó có nhiều phương tiện cũ không bảo đảm tiêu chuẩn khí thải, niên hạn để lưu thông. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn TP.Hà Nội.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội và nhiều tỉnh Bắc Bộ chất lượng không khí ở ngưỡng đỏ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới