Thứ bảy, 23/11/2024 09:42 (GMT+7)
Thứ năm, 18/11/2021 11:01 (GMT+7)

Hà Nội: Sở TN&MT không cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác nước ngầm mới

Theo dõi KTMT trên

Sở TN&MT Hà Nội chỉ đạo rà soát không cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác nước ngầm mới; Tăng cường khai thác nguồn nước mặt theo đúng định hướng điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành công văn về kế hoạch triển khai lộ trình ngừng sử dụng các giếng khai thác nước ngầm.

Theo đó, để thực hiện công tác bảo vệ nguồn nước ngầm trên địa bàn thành phố, hạn chế các công trình khai thác nguồn nước ngầm, Sở TN&MT Hà Nội rà soát không cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác nước ngầm mới; Tăng cường khai thác nguồn nước mặt theo đúng định hướng điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hà Nội: Sở TN&MT không cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác nước ngầm mới - Ảnh 1
Tổng thể Nhà máy nước mặt sông Đuống. (Ảnh: Tuấn Trung)

Liên quan đến nhiệm vụ trên, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền cho người dân đấu nối sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước tập trung cho sinh hoạt; Không tiếp tục khai thác giếng khoan nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt tại những khu vực đã được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tập trung.

UBND Thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương, thành phố và các công ty kinh doanh nước sạch tuyên truyền phổ biến, khuyến khích người dân không tiếp tục khai thác giếng khoan nước ngầm, đấu nối sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước tập trung của thành phố sau khi được đầu tư xây dựng.

Đồng thời, các đơn vị khai thác nguồn nước ngầm xây dựng kế hoạch giảm dần quy mô công suất các nhà máy nước ngầm để bảo đảm khai thác an toàn nguồn nước ngầm; các nhà máy nước ngầm bị suy giảm về chất lượng, trữ lượng sẽ chuyển thành nguồn dự trữ, trạm bơm tăng áp cục bộ cho Thủ đô Hà Nội theo đúng định hướng điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trước đó, trên cơ sở định hướng điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Sở Xây dựng kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo không cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy nước ngầm mới; Chỉ duy trì và giảm quy mô khai thác các nhà máy nước ngầm hiện có; Tăng cường khai thác nguồn nước mặt theo đúng định hướng điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô.

Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định: Từng bước giảm dần khai thác nguồn nước ngầm, bổ sung và thay thế nguồn nước ngầm bằng nguồn nước mặt. Giảm dần quy mô công suất các nhà máy nước ngầm để đảm bảo khai thác an toàn nguồn nước ngầm. Các nhà máy nước ngầm bị suy giảm về chất lượng, trữ lượng sẽ chuyển thành nguồn dự trữ, trạm điều tiết, trạm bơm tăng áp cục bộ cho Thủ đô Hà Nội.

Do đó, việc điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, đảm bảo cấp nước an toàn, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu để cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn với cùng một tiêu chuẩn về chất lượng nước sạch theo Quy chuẩn hiện hành.

Dự kiến nguồn nước ngầm khai thác đến năm 2030 khoảng 504.000 m3/ngày (chiếm 17,7%); Đến năm 2050 khoảng 413.000 m3/ngày (chiếm 11,5%)...

Thời gian qua, trên địa bàn TP.Hà Nội đã xảy ra hơn 10 vụ sụt lún nền đất do khai thác nước ngầm, chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Những bất cập trong quản lý, khai thác nguồn tài nguyên nước đã và đang dẫn đến không ít hệ lụy, đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp đồng bộ.

Trước thực trạng trên, Hà Nội đã xây dựng lộ trình giảm dần và tiến tới dừng khai thác nước ngầm vào năm 2050. Giải pháp đầu tiên là đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các nhà máy cung cấp nước sạch sinh hoạt trên cơ sở khai thác nguồn nước mặt sông Đà, sông Đuống. Đến nay, tỉ lệ cấp nước sạch khu vực nội thành đạt 100%, khu vực ngoại thành đạt 78%, góp phần giảm đáng kể tình trạng tự do khoan giếng khai thác nước ngầm.

Để quản lý chặt nguồn tài nguyên nước, thành phố cũng đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước mặt và nước dưới đất. Theo đó, toàn thành phố hiện có 104 đơn vị phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Lan Anh (T.h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Sở TN&MT không cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác nước ngầm mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới