Nước ngầm bỗng dưng bốc cháy ngùn ngụt và những hệ lụy
Nếu nguồn nước ngầm nhiễm xăng dầu có thể biến khu vực đó thành vùng đất “chết”, thậm chí hệ lụy của nó kéo dài suốt nhiều thế kỉ.
Nguyên nhân và biểu hiện xăng dầu nhiễm vào nguồn nước ngầm
Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh dễ xảy ra sự cố kỹ thuật, cháy nổ, gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải nhiễm xăng dầu phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chính thường là: Sục rửa bồn chứa, làm mát bồn chứa, vệ sinh máy móc, thiết bị. Rơi vãi xăng dầu xuống nguồn nước, xảy ra sự cố nước mưa chảy tràn qua khu vực kho. Trong đó chủ yếu là nước xả cặn từ quá trình súc rửa bồn chứa với chu kỳ 2 năm súc 1 lần.
Khi dầu nhiễm nước, phần lớn dầu loang nhanh trên mặt nước tạo thành những mảng dầu, một ít trong chúng được hòa tan trong nước. Dầu nổi trên mặt nước làm cản trở quá trình ánh sáng xuyên vào trong nước, làm giảm quá trình quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.
Trong xăng dầu có các thành phần hidrocacbon, lưu huỳnh, nito gặp ánh sáng nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ô nhiễm nguồn không khí. Các kim loại nặng, lưu huỳnh và các thành phần khác sẽ lắng xuống và chúng tích tụ dưới đáy biển, gây nguy hại cho các loài thủy sinh ở tầng đáy.
Hệ sinh thái biển bao gồm nhiều các vi sinh vật, các vật chất hữu cơ giúp duy trì và tạo ra các vi sinh vật đó. Cá tôm và các loài thủy sinh sống được cũng là nhờ nguồn này. Khi dầu loang, nó sẽ làm các nguồn vi sinh này chết đi, dẫn đến chuỗi thức ăn của chúng bị ảnh hưởng.
Khi nước bị nhiễm xăng dầu có hàm lượng ở mức cao hơn 0,2 mg/l thì sẽ xuất hiện mùi hôi, không thể dùng để ăn uống được mà chỉ dùng cho mục đích sinh hoạt. Khi hàm lượng dầu trong nước 0,1-0,5 mg/l sẽ gây giảm năng suất và chất lượng của cá. Tiêu chuẩn dầu trong các nước nuôi cá không vượt quá 0,05 mg/l, tiêu chuẩn oxy hòa tan là ≥ 6 mg/l đối với mạch nước dùng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt.
Những tác động xấu đến vấn đề sức khỏe
Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì nước ngầm thường được người dân khai thác, sử dụng để làm nước sinh hoạt. Việc giếng nước có mùi xăng, dầu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm trọng.
Theo cơ quan thống kê bệnh và chất độc hại của Mỹ (ATSDR), trong xăng thường chứa hơn 150 hóa chất trộn lẫn với nhau. Trong đó lượng benzen nhỏ trong xăng là một chất vô cùng nguy hiểm và độc hại với cơ thể. Khi ngửi mùi xăng nhẹ, có thể gây chóng mặt, nhức đầu, nặng hơn thì gây tử vong, mất nhận thức.
Xăng được hít vào có thể dễ dàng xâm nhập vào máu, các hóa chất bên trong nó như benzen, có thể gây bệnh bạch cầu. Lượng xăng nhỏ đến vừa phải có thể gây chóng mặt, nhức đầu, hưng phấn, khó chịu, buồn ngủ và mất trí nhớ. Tuy nhiên, người ngửi mùi xăng có thể bị ảo giác, co giật, mất ý thức và thậm chí dẫn đến ngộ độc xăng khi hít quá nhiều mùi xăng dầu.
Khi thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước nhiễm xăng, dầu có nguy cơ mắc các bệnh về da cao hơn người khác do nó thẩm thấu qua da và gây nên dị ứng da, các bệnh về da liễu, ung thư da…
Vậy nên, nước giếng có mùi xăng nhiều rất độc hại cho cơ thể và gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến thần kinh của con người và việc sử dụng nước giếng bị ô nhiễm thường xuyên sẽ gây tác hại lớn đến sức khỏe.
Ảnh hưởng đến nguồn kinh tế, mưu sinh
Ô nhiễm nguồn nước ngầm khiến cho hệ sinh thái khu vực bị ô nhiễm chịu ảnh hưởng nặng nề. Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm khiến sự sống của các loài động thực vật và con người bị ảnh hưởng. Mùi xăng dầu làm giảm đi giá trị sử dụng của các loài thủy sản.
Mặt khác, giếng ăn có mùi xăng khiến người dân buộc phải sử dụng các nguồn nước khác sạch hơn để phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt, gây tiêu hao về kinh tế. Các cơ sở sản xuất, sử dụng nước từ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm có thể buộc phải đóng cửa do chất lượng nước không đạt yêu cầu.
Gây tổn hại hệ sinh thái
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường và thời tiết của từng địa bàn, từng thời gian cụ thể, ảnh hưởng của xăng dầu trong nước ngầm đối với môi trường có những tác hại khác nhau.
Ngoài ra, khi các chất ô nhiễm ngấm xuống lòng đất, đặc biệt là xăng dầu lại có tác hại nghiêm trọng đối với thực vật vì xăng dầu ít tan trong nước, khi ngấm xuống sẽ làm giảm khả năng hút nước của thực vật, một số loài thực vật thì bị chết do rễ không thể hút nước và các chất dinh dưỡng.
Trong xăng dầu có các chất phụ gia có hại cho môi trường, thực vật có thể hút xăng dầu và tích trữ trong cơ thể, gây độc tính với các sinh vật ăn cỏ. Xăng dầu nhẹ và ít tan trong nước sẽ gây cản trở các loài thủy sản hô hấp, tỉ lệ xăng và dầu trong nước cao làm cho nhiều loài sinh vật sống dưới nước bị chết do ô nhiễm.
Nguyễn Linh (T/h)