Thứ tư, 05/02/2025 19:57 (GMT+7)
Thứ sáu, 11/06/2021 15:47 (GMT+7)

EU cần có các biện pháp ràng buộc pháp lý để bảo vệ thiên nhiên

Theo dõi KTMT trên

Nghị viện châu Âu mới đây cho biết Liên minh châu Âu (EU) cần có các biện pháp ràng buộc pháp lý để bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học, đồng thời cảnh báo rằng các kế hoạch tự nguyện trước đây đã không thể thực hiện được.

EU đã đưa các mục tiêu về biến đổi khí hậu vào luật, nhưng chưa phải là những mục tiêu để bảo vệ thiên nhiên. Do đó, Nghị viện châu Âu đã thông qua một báo cáo kêu gọi các mục tiêu phải được sửa thành luật và được hỗ trợ bằng các biện pháp để thực thi chúng.

EU cần có các biện pháp ràng buộc pháp lý để bảo vệ thiên nhiên - Ảnh 1
Cờ Liên minh châu Âu bay bên ngoài trụ sở Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ. (Ảnh: Reuters)

Việc đưa các mục tiêu vào trong luật có thể khó khăn bởi Luật của EU cần được đa số quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu phê duyệt. Hơn nữa, các mục tiêu về đa dạng sinh học đã gây tranh cãi trong các cuộc đàm phán của EU về trợ cấp nông nghiệp. Các quốc gia thành viên và Nghị viện châu Âu đang mâu thuẫn về việc có nên đưa chúng vào các quy định trợ cấp hay không.

Trước tình trạng đó, EU đã tập hợp các khuyến nghị của các nhà khoa học về việc 30% hành tinh cần được bảo vệ thông qua các khu bảo tồn để ngăn chặn sự suy giảm của tự nhiên. Nghị viện châu Âu cho biết EU nên thúc đẩy biện pháp trên để mang tính ràng buộc pháp lý hơn.

Được biết, năm ngoái, Ủy ban điều hành của EU đã công bố kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học và đặt ra mục tiêu giảm 50% thuốc trừ sâu hóa học, cắt giảm 20% lượng phân bón sử dụng và mở rộng các khu bảo tồn trên đất liền và biển vào năm 2030.

Lan Chi

Bạn đang đọc bài viết EU cần có các biện pháp ràng buộc pháp lý để bảo vệ thiên nhiên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị thu phí 6 tuyến cao tốc
Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa đề xuất lên Bộ GTVT về việc thu phí đường bộ 6 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác.

Tin mới

Vượt “cơn gió ngược"
Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều yếu tố rủi ro, bất định như những cơn gió ngược, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 vẫn là một bức tranh có nhiều điểm sáng, đánh dấu sự phát triển, vị thế của đất nước.