Thứ sáu, 27/12/2024 01:00 (GMT+7)
Thứ ba, 07/12/2021 18:00 (GMT+7)

Duy nhất Văn phòng Chính phủ đã hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2021

Theo dõi KTMT trên

Ngoài Văn phòng Chính phủ, một số Bộ ngành khác có tỉ lệ giải ngân cao là Bộ Công an (trên 70%), Bộ Tư pháp (65%), Bộ Quốc phòng (51%).

Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 30/11, cả nước đã giải ngân được gần 295.000 tỉ đồng, đạt 63,86% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 69,19%, vốn nước ngoài đạt 21,51%, đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020.

Duy nhất Văn phòng Chính phủ đã hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2021 - Ảnh 1
Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp tại trụ sở Chính phủ.

Tại cuộc họp do Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chủ trì, kiểm tra, rà soát khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, lãnh đạo, đại diện các bộ, cơ quan đã kiểm tra cập nhật tình hình từ đầu năm đến nay. Trong đó, Văn phòng Chính phủ đã hoàn thành giải ngân 100% số vốn được giao, Bộ Công an (trên 70%), Bộ Tư pháp (65%), Bộ Quốc phòng (51%)...

Đề cập đến nguyên nhân chậm tiến độ giải ngân, lãnh đạo các Bộ, cơ quan lý nêu nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là do tác động của dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều dự án phải dừng thi công.

Song song đó, giá nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường tăng mạnh, nhất là sắt thép xây dựng, xi măng, cát, sỏi… tác động trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp, nhà thầu, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ các dự án.

Các dự án ODA cũng chịu tác động nặng nề của dịch do hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài, từ nhập khẩu máy móc, thiết bị, huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát. Một số dự án phải điều chỉnh hiệp định vay, gia hạn thời gian thực hiện dự án, thống nhất với nhà tài trợ về kế hoạch thực hiện, đấu thầu.

Duy nhất Văn phòng Chính phủ đã hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2021 - Ảnh 2

Ảnh minh họa.

Về nguyên nhân chủ quan, lãnh đạo các Bộ, ngành cho rằng công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế; Năng lực của một số ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu chủ đầu tư còn bất cập…

Lãnh đạo một số Bộ, cơ quan kiến nghị cần rà soát lại các quy trình, thủ tục để có thể nhanh chóng triển khai các dự án mới.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một trong những vấn đề nóng bỏng được thảo luận tại chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa IV diễn ra trong tháng 11 vừa qua.

Báo cáo do Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 9 tháng và ước thực hiện 10 tháng năm 2021 cho biết tính đến hết 10 tháng đầu năm, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công của các Bộ, ngành, địa phương ước đạt 55,8% kế hoạch được giao, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ giải ngân cùng kỳ năm ngoái là 67,25%.

Cụ thể, nguồn vốn đầu tư công được giao năm 2021 ước thanh toán đến hết tháng 10/2021 là trên 257.387 tỉ đồng, tương đương 55,8% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, vẫn còn khoảng 203.913 tỉ đồng cần phải giải ngân trong 2 tháng cuối năm.

Cũng theo báo cáo, mặc dù 7 bộ và 20 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 65% nhưng có tới 32 Bộ và 21 địa phương có tỉ lệ giải ngân ước dưới 50%. Đáng chú ý là còn 20 bộ và 4 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 30%.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Duy nhất Văn phòng Chính phủ đã hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Việt Nam đã thành công trong năm 2024
Trong suốt năm 2024 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức bắt nguồn từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu, thời tiết bất lợi và tác động của biến đổi khí hậu. Dù vậy, Việt Nam kiên cường vượt qua để tăng trưởng nhanh nhất khu vực.