Dự án trang trại điện gió công suất 88 MW ở tỉnh Ninh Thuận sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về năng lượng sạch và hành động khí hậu với việc bù trừ khoảng 215.000 tấn cacbon dioxit mỗi năm.
Phó Thủ tướng nêu rõ hiện nay nhiều dự án điện lớn còn chậm tiến độ, cơ cấu nguồn chưa được cải thiện, phân bổ nguồn chưa phù hợp, một số cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư, giá điện… chưa thực sự phù hợp.
Ngày 8/6, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu chủ trì buổi làm việc với Công ty TNHH BayWar.e. Wind Projecs tại Việt Nam để bàn về công tác chuẩn bị đầu tư các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay đã và đang có vài chục dự án điện gió trên các vùng biển gần bờ và xa bờ với công suất dự kiến lên tới hàng trăm GW là nguồn năng lượng xanh, giảm được phát thải khí nhà kính.
Mới đây, Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo.
Tại Quảng Trị, một số lĩnh vực đầu tư như phong điện, điện khí, hạ tầng cảng biển… đang được các nhà đầu tư dự kiến rót hàng tỷ USD. Cùng với đó, Quảng Trị cũng đang đặt mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung.
Đến nay vẫn chưa có hướng dẫn mới về cơ chế giá điện gió sau khi giá FIT hết hạn, hàng nghìn tỷ đồng ở các dự án "đắp chiếu" dù đã hòa lưới lên hệ thống điện quốc gia, nhiều nhà đầu tư dự án điện gió đứng trước nguy cơ phá sản cận kề.
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa có công văn “hỏa tốc” chỉ đạo về việc giải quyết vướng mắc trong việc triển khai các dự án điện gió trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.
Hơn 286ha đất trồng lúa, rừng phòng hộ tại Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng, Bình Thuận được chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án cụm công nghiệp, khu đô thị, điện gió.
Các dự án điện gió và điện mặt trời phát triển quá mạnh đã gây quá tải cho cả hệ thống lưới điện, một lượng lớn công suất lắp đặt không thể phát được điện gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Việt Nam cần học tập cơ cấu nguồn điện của một số nước trên thế giới.
Theo Bộ Công Thương, việc dừng cấp chủ trương đầu tư với các dự án điện mặt trời, điện gió nhằm chờ kết quả rà soát trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo chỉ đạo của Chính phủ.
Bỏ hàng nghìn tỷ đồng ra làm dự án, nhưng việc không kịp COD đã khiến các dự án điện gió lâm cảnh ‘điêu đứng’, nếu thời gian chờ chính sách FIT mới kéo dài, nguy cơ phá sản chực chờ.
Việt Nam có hướng gió tương đối ổn định quanh năm là tiềm năng lớn để phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Nhà nước cần thúc đẩy các dự án điện gió phát triển nhanh tại các địa phương giàu tiềm năng về nguồn năng lượng tái tạo này trong thời gian tới.
Việt Nam là quốc gia có những điều kiện tự nhiên tốt nhất Châu Á để phát triển các dự án điện gió ngoài khơi. Tập đoàn điện gió lớn nhất thế giới chính thức đặt chân vào thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Theo đại diện Ban quản lý dự án phát triển điện lực (Tổng công ty Điện lực miền Bắc), ngày 30/11, các đơn vị vừa lắp đặt thành công cánh quạt tuabin gió của dự án điện gió đảo Bạch Long Vĩ.
Theo Sở Công Thương Thái Bình, với lợi thế về tiềm năng gió và diện tích khu vực ngoài khơi khoảng 3.160 km2, diện tích để phát triển dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Thái Bình đạt công suất khoảng trên 10.000 MW.
Tọa đàm "Đầu tư điện gió trong bối cảnh mới" sẽ diễn ra vào sáng 8/12 tới tại Hà Nội, nhằm góp phần tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc tồn tại cho các dự án điện gió.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam có có tiềm năng lớn là 1 trong 5 trung tâm điện gió ngoài khơi của thế giới (cùng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ). Do đó, Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để bứt phá ngành điện gió ngoài khơi.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, việc kéo dài thời gian áp dụng giá FIT ưu đãi với điện gió là không đúng bản chất của chính sách, gây bất bình đẳng với các dự án khác cùng cơ chế nhưng đã thực hiện đúng tiến độ.