Thứ bảy, 23/11/2024 11:26 (GMT+7)
Thứ hai, 04/07/2022 17:50 (GMT+7)

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 4/7

Theo dõi KTMT trên

3 điểm nóng thị trường bất động sản phía Nam; Đầu cơ, lướt sóng hết đường “lách” thuế khi quy định khung giá đất bãi bỏ; Siết cho vay đặt cọc dự án hình thành trong tương lai, nhà đầu tư có gặp khó?… là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.

3 điểm nóng thị trường bất động sản phía Nam

Trong bối cảnh thị trường TP.HCM khan hiếm nguồn cung thì các thị trường lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai phát triển rất sôi động trong khoảng 3 năm trở lại đây.

Đó là nhấn mạnh của ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam trong hội thảo mới đây. Theo ông Kiệt, các tỉnh lân cận TP.HCM đang bổ sung nguồn cung lớn cho thị trường BĐS TP.HCM những năm qua.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 4/7 - Ảnh 1
3 điểm nóng thị trường bất động sản phía Nam

Chẳng hạn vào năm 2020, thị trường TP.HCM sụt giảm mạnh, đặc biệt phân khúc căn hộ tầm trung gần như không có dự án mới. Trong khi đó Bình Dương có đến 8.000 sản phẩm ra thị trường. Hiện tại, Bình Dương vẫn được xem là thị trường bổ sung nguồn cung lớn về căn hộ cho thị trường TP.HCM, dù hiện nay độ nóng của thị trường đã có phần giảm nhiệt.

Đầu năm đến nay, có một số dự án căn hộ giá vừa túi tiền tại khu vực Dĩ A- sát TP.Thủ Đức, TP.HCM tiếp tục chào thị trường gây chú ý như Sky Garden của Phú Đông Group quy mô hơn 600 căn hộ có giá khoảng 40 triệu đồng/m2 (đã VAT). Hay, Honas Residence tại quốc lộ 1K; Dự án diamond connect cũng đang chào giá trên dưới 40 triệu đồng/m2.

Tại thị trường Đồng Nai, theo ông Kiệt vẫn rất sôi động. Ngoài phân khúc đất nền tại khu vực Long Thành, Nhơn Trạch thì các dự án nhà phố, biệt thự tại khu vực Biên Hòa cũng đang tạo sự nhộn nhịp cho thị trường BĐS nơi đây. Loạt dự án nhà phố, biệt thự như Izumi 170 ha; Aqua City, Long Hưng City, Sơn Tiên, Swan Bay, Swan Park, Angel Islan… nằm dọc sông Đông Nai.

Đây cũng là khu vực có tốc độ tăng giá BĐS khá nhanh thời gian qua. Trong đó, phân khúc đất nền so với thời điểm giữa năm 2021, mức độ tăng giá đã đạt từ 25-30%. Tuy vậy, so với năm 2021, hoạt động đầu tư đất nền tại đây có phần giảm nhiệt do tác động của Covid-19 cùng chính sách "siết" tín dụng, thuế chuyển nhượng, phân lô bán nền…

Còn tại Long An, theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, vẫn là thị trường với sản phẩm chủ yếu là đất nền. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các khu đô thị quy mô tại Bến Lức, Cần Giuộc đang tạo ra bức tranh đa màu sắc cho thị trường BĐS nơi đây. Chẳng hạn, tại KĐT Waterpoint ngoài phân khúc căn hộ vừa túi tiền, nhà phố biệt thự giá vừa tầm còn có dòng sản phẩm biệt thự view sông hạng sang The Aqua giá lên đến triệu đô mỗi căn. Hay, tại dự án The Sol City ngoài nhà phố, biệt thự còn có các shophouse giá khá cao.

Đầu cơ, lướt sóng hết đường “lách” thuế khi quy định khung giá đất bãi bỏ

Chuyên gia cho rằng, việc thu thuế từ bất động sản được tính dựa trên khung giá đất. Vì vậy, khi tính giá đất dựa theo khung giá đất chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng một phần ba so với giá thị trường. Như vậy, khi thu thuế sẽ bị thất thoát. Đó là chưa kể, một số đối tượng lợi dụng khung giá đất để lách luật, trốn thuế. Khi bỏ quy định khung giá đất, hành vi này cũng sẽ bị triệt tiêu.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 4/7 - Ảnh 2
Đầu cơ, lướt sóng hết đường “lách” thuế khi quy định khung giá đất bãi bỏ.

Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Nghị quyết số 18 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Trong Nghị quyết này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định bãi bỏ quy định khung giá đất. Đây được coi là bước đột phá để xóa bỏ chênh lệch giá ảo - giá thật, tạo cơ sở để các địa phương xác định giá đất sát với thị trường.

Bà Trần Thị Khánh Linh, Trưởng bộ phận Định giá, Savills TP.HCM cho rằng, nếu áp dụng khung giá hiện hành trong khi chưa phản ánh đúng giá thị trường làm cho người bị thu hồi đất thiệt thòi và không đồng thuận. Điều đó làm cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm triển khai và dự án sẽ chậm đi vào hoạt động, là một tác nhân làm thu hẹp nguồn cung.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhận định thực tế, khung giá đất cũng mang lại một số lợi ích khi làm căn cứ tính giá đất, mỗi khi nhà nước có quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, trên thực tế, giá đất được định giá theo khung giá đất thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật trên thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng một số dự án bị chậm tiến độ do người dân không đồng tình với giá trị đền bù khi giải phóng mặt bằng.

Siết cho vay đặt cọc dự án hình thành trong tương lai, nhà đầu tư có gặp khó?

"Các doanh nghiệp bất động sản làm ăn đàng hoàng, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật thì không bị ảnh hưởng bởi lẽ các dự án kinh doanh bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai hội đủ các điều kiện huy động vốn thì khách hàng vẫn được vay tín dụng để thanh toán tiền đặt cọc".

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 4/7 - Ảnh 3
Siết cho vay đặt cọc dự án hình thành trong tương lai, nhà đầu tư có gặp khó?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Theo đó, NHNN dự kiến bổ sung một loạt nhu cầu vốn mà các ngân hàng không được phép cho vay. Đáng chú ý là nội dung cấm tổ chức tín dụng cho vay để thanh toán tiền đặt cọc nhằm thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện theo quy định.

Theo lý giải của NHNN, các nhà băng cấp tín dụng cho khách hàng để đặt cọc mua dự án bất động sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết dự án bất động sản sẽ chuyển nhượng chưa đủ điều kiện theo quy định như chưa có giấy phép xây dựng, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Sau khi ngân hàng cấp tín dụng, khách hàng và chủ đầu tư hủy hợp đồng đặt cọc do không hoàn thiện được thủ tục pháp lý để ký hợp đồng chuyển nhượng. Điều này dẫn đến ngân hàng sẽ khó khăn trong việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn, tiềm ẩn rủi ro.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá mục tiêu của dự thảo Thông tư 39 sửa đổi là nhằm kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay và kiểm soát rủi ro tín dụng.

Người mua, sửa nhà ở cũng phải lập phương án khi vay vốn: Có "làm khó" BĐS?

Trong dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 39, Ngân hàng Nhà nước đưa nội dung nhu cầu mua nhà ở, xây, cải tạo nhà ở cũng cần lập phương án, dự án hay kiểm soát khoản vay giá trị lớn.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 39 quy định về hoạt động cho vay. Tuy nhiên, một số nội dung trong dự thảo đang khiến cả thị trường hoang mang, lo ngại.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 4/7 - Ảnh 4
Theo chuyên gia, việc sử dụng từ "kiểm soát" việc cho vay mua, kinh doanh bất động sản và kiểm soát việc cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn dẫn đến luồng dư luận cho là Ngân hàng Nhà nước có định hướng "thắt chặt" (Ảnh: Hải Long).

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 39 có nhiều điểm mới đáng lưu ý, tác động đến thị trường bất động sản.

Theo bản thuyết minh kèm dự thảo, Ngân hàng Nhà nước cho biết có sửa đổi, bổ sung quy định về việc vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống để mua nhà ở, xây dựng, cải tạo nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà tại điểm c khoản 6 điều 2 Thông tư 39.

Việc sửa đổi, theo Ngân hàng Nhà nước, xuất phát từ thực trạng vừa qua một số tổ chức tín dụng cho vay khách hàng cá nhân với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản với số tiền lớn, tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động sản.

Cụ thể, nếu ở điểm c khoản 6 Điều 2 Thông tư 39 chỉ quy định lập phương án, dự án khi thực hiện hoạt động kinh doanh (trừ nhu cầu vốn phục vụ đời sống) thì ở dự thảo, sửa đổi theo hướng lập phương án, dự án cả đối với nhu cầu mua nhà ở, xây dựng, cải tạo nhà ở...

Ngoài ra, tại Điểm b khoản 7 Điều 1 Dự thảo quy định: "Kiểm soát việc cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay mua, kinh doanh bất động sản; cho vay cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn theo xác định của tổ chức tín dụng".

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 4/7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới