Thứ sáu, 04/10/2024 04:09 (GMT+7)
Thứ năm, 15/10/2020 08:20 (GMT+7)

Đẩy mạnh kích cầu du lịch trong quý IV/2020 và quý I/2021

Theo dõi KTMT trên

Trong 9 tháng năm 2020, nhìn chung các chỉ tiêu về du lịch đều giảm mạnh. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 3.686.779 lượt, giảm 67,4% so với cùng kỳ 2019. Khách du lịch nội địa đạt 37,5 triệu lượt.

Trong cuộc họp báo quý III/2020, chiều 14/10 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Trong 9 tháng năm 2020, nhìn chung các chỉ tiêu về du lịch đều giảm mạnh. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 3.686.779 lượt, giảm 67,4% so với cùng kỳ 2019. Khách du lịch nội địa đạt 37,5 triệu lượt, trong đó có 19,2 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 233.000 tỉ đồng, giảm 53,76% so với cùng kỳ năm 2019...

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, để phục hồi ngành Du lịch trong những tháng cuối năm, Tổng cục Du lịch Việt Nam đang tích cực thực hiện việc triển khai công văn số 3455/BVHTTDL-TCDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa những tháng cuối năm 2020 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”.

Đẩy mạnh kích cầu du lịch trong quý IV/2020 và quý I/2021 - Ảnh 1
Khách du lịch đến tham quan và cầu an tại chùa Linh Ứng (Đà Nẵng). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Trong đợt kích cầu lần này, các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục phát huy sự gắn kết, hợp tác để tạo ra những liên minh kích cầu hiệu quả, chất lượng. Các doanh nghiệp du lịch bắt đầu vận hành trở lại, vào cuộc mạnh mẽ, xây dựng các sản phẩm hấp dẫn. Nhiều gói ưu đãi và chính sách thu hút khách được đưa ra. Nhiều hãng lữ hành đã giảm giá tour để thu hút du khách, hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng cũng tung ra nhiều chương trình khuyến mãi ưu đãi…

Đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, sau 3 tuần triển khai Chương trình kích cầu du lịch nội địa những tháng cuối năm 2020, nhiều địa phương, doanh nghiệp trên cả nước đã đồng loạt tích cực hưởng ứng, mang lại không khí sôi động và những kết quả bước đầu khả quan. Việc tái khởi động kích cầu du lịch nội địa là một giải pháp thiết thực nhằm phục hồi ngành Du lịch trong những tháng cuối năm 2020.

Theo thông tin báo cáo từ các địa phương, số lượng khách đặt phòng trong tháng 11 và tháng 12 đã tăng trở lại, ở một số địa phương như: Hạ Long (Quảng Ninh), Sa Pa (Lào Cai), TP.HCM, Đà Lạt (Lâm Đồng), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Phú Quốc (Kiên Giang), Bà Rịa - Vũng Tàu… Lượng khách nội địa tăng mạnh và tăng cao vào giai đoạn Tết 2021 có thể bù đắp lượng khách quốc tế thiếu hụt. Các hoạt động triển khai đẩy mạnh kích cầu nội địa tiếp tục diễn ra sôi nổi trong quý IV/2020 và quý I/2021.

Cũng tại cuộc họp báo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, 9 tháng năm 2020, Bộ đã xếp hạng 21 di tích quốc gia, đưa 11 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ tại 12 địa điểm; ký, gửi hồ sơ “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trình UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; hoàn thiện hồ sơ “Nghệ thuật Xòe Thái” theo biểu mẫu mới trình UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 thu hút 1 triệu bài dự thi vòng sơ khảo trong cả nước...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã triển khai, xây dựng nhiều đề án như: Triển khai xây dựng dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); xây dựng Đề án quảng bá thương hiệu quốc gia - Liên hoan phim Việt Nam; hoàn thiện dự thảo Nghị định về hoạt động Nghệ thuật biểu diễn và xây dựng các Thông tư quy định chi tiết; xây dựng Đề án tổ chức Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật 2021-2030”; tiếp tục xây dựng Đề án Nâng cao năng lực về sáng tác và lý luận phê bình văn học nghệ thuật giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án Trao Giải Quốc gia về văn học nghệ thuật dành cho trẻ em.

Ban hành Đề án xây dựng và quảng bá thương hiệu Quốc gia Festival nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam 2020-2030; Đề án thương hiệu quốc gia Nghệ thuật sơn mài Việt Nam 2020-2030…

Phương Hà

Bạn đang đọc bài viết Đẩy mạnh kích cầu du lịch trong quý IV/2020 và quý I/2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.