Thứ tư, 15/01/2025 13:27 (GMT+7)
Thứ sáu, 19/08/2022 11:20 (GMT+7)

Đánh giá cao của chuyên gia châu Âu về sự phát triển của Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại. Các chuyên gia đánh giá cao tình hình chính trị ổn định cũng như sự phát kiển kinh tế đầy ấn tượng của Việt Nam trong thời gian qua.

Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển ngoạn mục, trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về thương mại.

Đây là nhận xét của ông Axel Goethals, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu châu Âu về châu Á (EIAS) và ông Xavier Nuttin, chuyên gia cao cấp của EIAS, tại cuộc gặp gỡ diễn ra chiều 18/8 tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels.

Cuộc gặp có sự tham dự của ông Ngô Lê Văn, Phó Trưởng Ban đối ngoại Trung ương, ông Lê Vĩnh Thắng, Phó Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ cùng một số cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Brussels.

Đánh giá cao của chuyên gia châu Âu về sự phát triển của Việt Nam - Ảnh 1
Các chuyên gia đánh giá cao tình hình chính trị ổn định cũng như sự phát kiển kinh tế đầy ấn tượng của Việt Nam trong thời gian qua. (Ảnh minh họa)

Tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi quan điểm về những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Ông Ngô Lê Văn đã thông báo cho phía bạn tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua.

Theo ông Ngô Lê Văn, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong giai đoạn tới, Việt Nam tập trung để công nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần hoàn thành các mục tiêu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đặt ra đến năm 2030 và 2045.

Những cam kết của Việt Nam về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, phát triển bền vững cũng như những cam kết của Việt Nam đạt phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, ông Ngô Lê Văn cũng nhấn mạnh.

Đề cập về cuộc xung đột quân sự hiện nay giữa Nga và Ukraine, ông Ngô Lê Văn cho biết lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Cùng với đó, các chuyên gia của Viện EIAS đánh giá cao tình hình chính trị ổn định của Việt Nam cũng như sự phát kiển kinh tế đầy ấn tượng của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt sau khi dịch bệnh Covid-19 được khống chế.

Nhấn mạnh của ông Xavier Nuttin rẳng Liên minh châu Âu (EU) hiện là nhà đầu tư lớn thứ 6 ở Việt Nam và Việt Nam cũng là một đối tác kinh tế thương mại quan trọng của EU.

Ông cũng chỉ ra rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng về nguyên liệu và bán nguyên liệu nên tập trung phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến nông sản xuất khẩu vì hàng nông sản của Việt Nam được thị trường châu Âu đánh giá cao.

Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và giàu trí sáng tạo cũng là sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp châu Âu.

Kinh tế Việt Nam thành công dù bức tranh bên ngoài 'kém sáng'

Theo các chuyên gia EIAS khẳng định, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) chính là động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư giữa hai bên ngày càng phát triển.

Đồng thời hai bên cũng thảo luận về các cách thức tăng cường quan hệ hợp tác giữa EIAS và các viện nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam. Ông Axel Goethals cho rằng Việt Nam có một vị trí quan trọng đối với châu Âu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, Việt Nam càng khẳng định vai trò chủ chốt của mình trong khu vực và trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), từ lâu đã tạo dựng được lòng tin đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đây chính là thế mạnh của Việt Nam trong thiết lập quan hệ đối tác, đặc biệt đối với EU.

Liên quan đến phát triển kinh tế, ông Axel Goethals cho rằng mặc dù Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh chóng, thậm chí tương đương với châu Âu.

Việt Nam nên tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vì đây chính là thế mạnh góp phần tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Các SME cũng là động lực trong mối quan hệ kinh tế - thương mại với EU. Ông Axel Goethals khẳng định trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trên thế giới.

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để làm được điều này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn đồng thời đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Đánh giá cao của chuyên gia châu Âu về sự phát triển của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới