Thứ tư, 24/04/2024 07:21 (GMT+7)
Thứ sáu, 28/02/2020 12:34 (GMT+7)

Đảm bảo an ninh nguồn nước để phát triển bền vững

Theo dõi KTMT trên

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm nguồn nước mặt, cũng như nước ngầm do tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nước biển dâng cao, xâm nhập mặn, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa, sự gia tăng dân số... đang đe dọa đến an ninh nguồn nước.

Tài nguyên nước của Việt Nam phân bố rất không đều cả về không gian và thời gian. Tổng lượng dòng chảy năm tương đối lớn, nhưng tập trung chủ yếu trong mùa mưa, chỉ kéo dài khoảng từ 3 đến 5 tháng, các tháng mùa khô còn lại lượng nước chỉ chiếm từ 20 đến khoảng 30%.

Bên cạnh đó, nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài; nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian; tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến tài nguyên nước; biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất lớn đến tài nguyên nước của Việt Nam...

Đảm bảo an ninh nguồn nước để phát triển bền vững - Ảnh 1
Tình trạng khô hạn, thiếu nước diễn ra thường xuyên ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: TTXVN)

Tại Việt Nam, tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 80,6 tỉ m3, chiếm 10% tổng lượng nước của cả nước. Trong đó, hơn 80% lượng nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (khoảng 65 tỉ m3/năm). Nước dưới đất được khai thác, sử dụng chủ yếu cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, với gần 40% lượng nước cấp cho đô thị và 80% lượng nước cho sinh hoạt nông thôn.

Theo Hội Tài nguyên nước quốc tế, quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm được xem là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nếu chỉ tính riêng lượng tài nguyên nước mặt trên lãnh thổ, thì hiện nay, Việt Nam đã thuộc số các quốc gia thiếu nước và sẽ gặp phải nhiều thách thức về tài nguyên nước trong tương lai.

Dự đoán đến năm 2025, lượng nước cho đầu người ở Việt Nam chỉ còn khoảng 3.100 m3, thuộc mức dưới trung bình của thế giới.

Đảm bảo an ninh nguồn nước để phát triển bền vững - Ảnh 2
Toàn cảnh khu vực Nhà máy nước sông Đà - tâm điểm của sự cố xả dầu thải. (Ảnh: Vietnam+)

Năm 2019, sự cố nguồn nước sông Đà nhiễm dầu thải đã thực sự bùng phát thành cuộc khủng hoảng nước sạch ở Hà Nội. Trước thông tin này, người dân tỏ ra vô cùng hoang mang. Vì họ đã và đang sử dụng người nước ô nhiễm, nguồn nước nhiễm dầu và câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người chịu trách nhiệm sau vụ việc này?

Bên cạnh đó, với tốc độ xâm nhập mặn hiện nay, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị nhiễm mặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỉ USD.

An ninh nguồn nước đang là một trong những thách thức lớn đối với nước ta trong quá trình phát triển. Vấn đề an ninh nguồn nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt trong đời sống xã hội hiện nay. Nhiều chuyên gia cho rằng, đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước là vấn đề lớn của các đô thị, bởi tình trạng ô nhiễm ngày càng phức tạp, khó kiểm soát.

Nước là một trong những loại hình tài nguyên đặc biệt, thiết yếu nhằm phục vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, vì vậy bảo đảm an ninh nguồn nước là vấn đề cấp thiết hiện nay đối mỗi địa phương, mỗi quốc gia trên thế giới.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Đảm bảo an ninh nguồn nước để phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng
Theo Tổng Thư ký ASEAN, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.