Thứ tư, 18/09/2024 20:59 (GMT+7)
Thứ ba, 16/11/2021 07:00 (GMT+7)

Chuyên gia nước ngoài đánh giá cao cam kết của Việt Nam tại COP26

Theo dõi KTMT trên

Theo bà Claire Stockwell, chuyên gia về chính sách khí hậu của tổ chức khí hậu Climate Analytics, việc Việt Nam thông qua thỏa thuận loại bỏ điện than là một bước phát triển đáng hoan nghênh.

Chuyển biến tích cực trong cam kết

Chuyên gia về chính sách khí hậu của tổ chức khí hậu Climate Analytics, bà Claire Stockwell mới đây đã đánh giá cao việc Việt Nam ký Tuyên bố chuyển đổi từ điện than sang điện sạch tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vừa bế mạc tại Glasgow, Vương quốc Anh.

Bà Stockwell nhấn mạnh: "Việc Việt Nam thông qua thỏa thuận loại bỏ than là một bước phát triển đáng hoan nghênh."

Bà cho rằng để hạn chế sự tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, than đá phải được loại bỏ dần khỏi ngành điện vào năm 2030 ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và trên toàn cầu vào năm 2040.

Chuyên gia nước ngoài đánh giá cao cam kết của Việt Nam tại COP26 - Ảnh 1
Việt Nam ký Tuyên bố chuyển đổi từ điện than sang điện sạch tại Hội nghị COP26.

Tuy nhiên, điều quan trọng là việc chuyển đổi từ than đá cần chuyển sang năng lượng tái tạo chứ không phải chuyển sang khí đốt tự nhiên và việc loại bỏ hoàn toàn cần đạt được vào năm 2040 chứ không phải vào "những năm 2040."

Theo bà Stockwell, tuyên bố trên cho biết Việt Nam và một số quốc gia cam kết nhanh chóng mở rộng quy mô công nghệ và chính sách trong thập niên này để đạt được quá trình chuyển đổi từ sản xuất điện than vào những năm 2030 (hoặc càng sớm càng tốt) cho các nền kinh tế lớn và trong những năm 2040 (hoặc càng sớm càng tốt sau đó) trên toàn cầu.

Tuyên bố nêu rõ các nước sẽ ngừng cấp giấy phép cho các dự án phát điện chạy bằng than mà chưa có thỏa thuận tài chính, ngừng các kế hoạch xây dựng mới và chấm dứt hỗ trợ trực tiếp mới của Chính phủ.

Bà Stockwell cho biết tổ chức Climate Analytics đang trong quá trình đánh giá mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

"Có thể hoàn thành"

Trả lời BBC News, TS Đỗ Nam Thắng, chuyên gia về môi trường làm việc tại Đại học Quốc gia Australia, nhận định các cam kết của Việt Nam tại COP26 có thể hoàn thành.

"Việt Nam có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo đáng kể. Nghiên cứu gần đây của chúng tôi cho thấy rằng Việt Nam có tiềm năng đạt hơn 90% tỷ lệ năng lượng mặt trời và năng lượng gió trong cơ cấu nguồn, cùng với việc tích trữ năng lượng qua thủy điện tích năng. Như vậy, Việt Nam có thể có nhiều nguồn điện năng với chi phí cạnh tranh."

Ông Đỗ Nam Thắng, đã làm nhiều nghiên cứu về năng lượng tái tạo ở Việt Nam, cho biết: "Năng lượng gió ngoài khơi đặc biệt có tiềm năng lớn để cung cấp điện và góp phần giảm đáng kể phát thải khí nhà kính."

"Thúc đẩy việc tiếp nhận năng lượng tái tạo có thể nhiều hơn nữa, dựa trên thành công gần đây của Việt Nam trong việc phát triển năng lượng mặt trời và điện gió trên đất liền, giúp Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu ở Đông Nam Á trong mảng này."

COP26 đã khuyến khích các nước phát triển đưa ra các cam kết tài chính mới.

Vương quốc Anh cam kết hỗ trợ 110 triệu bảng Anh cho vùng Đông Nam Á thông qua Quỹ Tài chính xúc tác xanh ASEAN hợp tác với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Ngoài ra, Nhóm Phát triển Cơ sở hạ tầng tư nhân (PIDG) do Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh hỗ trợ sẽ đầu tư thêm 210 triệu bảng Anh cho các dự án xanh ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Vương quốc Anh cũng công bố thêm khoản tài trợ 274 triệu bảng Anh thông qua Chương trình Hành động Khí hậu vì một châu Á bền vững, nhằm tăng cường khả năng chống chịu của các nền kinh tế và các cộng đồng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, bao gồm Việt Nam.

Tiến sĩ Đỗ Nam Thắng nhấn mạnh: "Các yếu tố chính để Việt Nam thực hiện được cam kết sẽ bao gồm mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa Chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng; và hỗ trợ quốc tế."

Hà Lan (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia nước ngoài đánh giá cao cam kết của Việt Nam tại COP26. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhân lên tình người vượt mưa lũ
Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào.
"Hết mưa là nắng hửng lên thôi"
“Hết mưa là nắng hửng lên thôi!” - Dẫu còn khó khăn nhưng chúng ta sẽ vượt qua mạnh mẽ để phát triển bền vững. Là người Việt Nam, với lịch sử dân tộc hàng ngàn năm, chúng ta sẵn có niềm tin tự cường ấy!
Tình dân tộc - Nghĩa đồng bào
Bão Yagi đi qua, để lại những hậu quả tang thương ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhưng, ngay lúc khó khăn nhất, chúng ta thấy sáng lên tinh thần đoàn kết, sẻ chia, đó là tình dân tộc - nghĩa đồng bào.
Từ chuyện mất sóng di động trong bão Yagi: Nỗi lo và trách nhiệm
Bản thân mỗi nhà mạng phải nâng cao trách nhiệm giải quyết các bất cập, vướng mắc hàng ngày, vì đó là uy tín. Cao hơn thế, nhìn vào bản chất của một thương hiệu lớn, đó là xử lý được cả các sự cố khách quan, chứ không chỉ đổ lỗi vì yếu tố khách quan.
Nước non Việt Nam ta vững bền
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Tin mới