Chủ nhật, 28/04/2024 14:47 (GMT+7)
Chủ nhật, 07/01/2024 13:00 (GMT+7)

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ nhân kỷ niệm 52 năm thành lập quan hệ ngoại giao

Theo dõi KTMT trên

Thông qua những tiết mục nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc, người dân hai nước Việt Nam - Ấn Độ sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa, phong tục tập quán của nhau.

Mới đây, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Thành phố Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda Hà Nội phối hợp tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam- Ấn Độ nhân kỷ niệm 52 năm thành lập quan hệ ngoại giao 2 nước.

Tham dự chương trình có ông Subhash Prasad Gupta - Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; bà Phan Lan Tú - Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội; cùng nhiều đại diện các chi hội, đại biểu và khách mời.

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ nhân kỷ niệm 52 năm thành lập quan hệ ngoại giao - Ảnh 1
Bà Phan Lan Tú - Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc Chương trình.

Phát biểu khai mạc Chương trình, bà Phan Lan Tú - Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội hi vọng rằng, thông qua những tiết mục nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc, người dân hai nước sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa, phong tục tập quán của nhau.

"Mối quan hệ hữu nghị Việt Nam và Ấn Độ đã kéo dài hàng nghìn năm, bắt nguồn từ sự du nhập của Đạo Phật. Mối quan hệ này được nâng lên tầm cao mới khi hai bên tuyên bố thiết lập ngoại giao đầy đủ vào 7/1/1972 và vẫn đứng vững trước muôn vàn biến động của thời đại", bà Tú chia sẻ.

Về phần mình, ông Subhash Prasad Gupta - Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã đề cập đến một số nét tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán giữa hai quốc gia, như nền văn hóa lúa gạo, tín ngưỡng linh vật, thờ cúng tổ tiên, quan điểm vũ trụ và thế giới đa nguyên, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của trâu và gạo trong văn hóa vật chất và nghi lễ giữa hai bên.

Trong những năm gần đây, hai nước đã có những trao đổi, giao lưu văn hóa với nhau. Nhiều cuốn sách Ấn Độ được dịch sang tiếng Việ. Nghệ sĩ múa nổi tiếng Chu Thúy Quỳnh có nhiều đóng góp trong việc phổ biến múa cổ điển Ấn Độ. Đền Mariamman có cả tín đồ Ấn Độ và Việt Nam, hay những cuộc hôn nhân giữa người dân hai nước cũng mang đến chiều hướng mới trong trao đổi văn hóa, xã hội.

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ nhân kỷ niệm 52 năm thành lập quan hệ ngoại giao - Ảnh 2
Ông Subhash Prasad Gupta - Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam chia sẻ tại Chương trình.

Ông Subhash Prasad Gupta nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ, đồng thời dành ưu tiên cho việc tăng cường gắn kết văn hóa với Việt Nam.

"Chúng ta cần mang đến một diện mạo mới cho mối quan hệ này thông qua giao lưu giới trẻ, thể thao, quảng bá Yoga và Y học cổ truyền. Do vậy, các nhóm hữu nghị, đặc biệt là Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ Thành phố Hà Nội đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thúc đẩy giao lưu, trao đổi các giá trị văn hóa giữa hai bên", ngài Phó Đại sứ chia sẻ thêm.

Chương trình văn nghệ diễn ra bao gồm các tiết mục múa đắc sắc mang đậm dấu ấn của hai quốc gia, trong đó nổi bật là điệu múa Kathak của Ấn Độ. Là một trong tám hình thức múa cổ điển của Ấn Độ, múa Kathak gây ấn tượng với người xem bằng những động tác như diễn kịch, tường thuật lại câu chuyện.

Bên cạnh đó, những điệu múa cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, những làn ca trù được trình diễn bởi sinh viên đến từ Học viên múa Việt Nam, các trường đại học, trung học phổ thông và cơ sở trên địa bàn Hà Nội nhằm góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa Việt Nam đến những người bạn Ấn Độ, góp phần thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa giữa hai bên.

PV

Bạn đang đọc bài viết Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ nhân kỷ niệm 52 năm thành lập quan hệ ngoại giao. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.
Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng năm 2024
Để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn, tòa soạn Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng các nhân sự cho vị trí Thư ký tòa soạn, Phóng viên, Biên tập viên hành chính làm việc tại Hà Nội, TP.HCM và Khu vực Đông Bắc Bộ.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới