Chủ nhật, 28/04/2024 11:38 (GMT+7)
Thứ bảy, 16/12/2023 17:27 (GMT+7)

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So

Theo dõi KTMT trên

Hoạt động giúp tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, tạo cơ hội giao lưu gặp gỡ giữa hội viên Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội và cán bộ Đại sứ quán Ấn Độ, Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda.

Sáng 16/12, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội đã tổ chức Chương trình tham quan Đình So và Chùa Thầy (huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội).

Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỷ niệm 52 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ.

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 1
Đoàn tham quan vào thăm Đình So (Quốc Oai, Hà Nội).

Tham dự chương trình có bà Phan Lan Tú - Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội (Trưởng đoàn); bà Rachna Srivatas - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Ấn Độ; ông Nguyễn Vũ Hán Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Quốc Oai; cùng đông đảo đại diện chi hội, hội viên.

Điểm đến đầu tiên của đoàn là Đình So - một công trình kiến trúc đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Tọa lạc bên dòng sông Đáy, Đình So có kiến trúc vừa hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên, vừa mang đầy đủ dáng dấp của ngôi đình cổ Việt Nam nhưng vẫn thể hiện đầy đủ sự tinh xảo, cầu kỳ và tinh hoa nghệ thuật của vùng đất xứ Đoài văn hiến.

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 2
Đoàn tham quan lắng nghe chia sẻ của ông Nguyễn Vũ Hán (thứ hai bìa phải) về lịch sử của Đình So.

Kiến trúc của Đình So được các nhà nghiên cứu đánh giá và công nhận là một trong những ngôi đình cổ có kiến trúc mẫu mực nhất.

Sơ khai đình là một ngôi miếu nhỏ được xây dựng vào thời nhà Đinh (968-980) thờ Tam vị Nguyên soái Đại vương. Đến năm 1673 thời Lê Trung Hưng (1533-1788), đình được tu bổ cũng như mở rộng thành đình. Công trình hoàn thành vào văn 1674. Đến năm 1953 làng So tách làm hai xã Tân Hòa và Cộng Hòa thì cả hai xã có chung một đình So, đây là điều đặc biệt của di tích này.

Đình So trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều đợt trùng tu song vẫn giữ được sự hài hòa tổng thể và thống nhất, tạo nên một công trình bề thế về không gian cũng như giá trị thẩm mỹ.

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 3
Đoàn tham quan chụp ảnh lưu niệm tại cổng tam quan của Đình So.

Sau khi tham quan Đình So, đoàn đại biểu của Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội đã ghé thăm làng nghề miến dong nổi tiếng với thương hiệu miến dong làng So (xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội).

Tại đây, ông Dương Đình Khôi - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Xuất nhập khẩu Dương Kiên đã giới thiệu với đoàn về lịch sử cũng như quy trình sản xuất đặc biệt của miến dong làng So.

Theo ông Khôi, miến dong làng So có hương vị khác biệt so với các nơi khác nhờ được làm hoàn toàn từ củ cây dong riềng. Cùng với đó là nguồn nước ngọt được thẩm thấu từ mạch nước ngầm qua lớp đá ong giúp miến có độ trắng, trong.

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 4
Ông Dương Đình Khôi - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Xuất nhập khẩu Dương Kiên (bìa trái) giới thiệu về miến dong làng So với đoàn tham quan.

"Để làm được mẻ miến ngon, nguyên liệu phải được chọn kỹ càng với những củ dong riềng đạt chất lượng. Sau khi thu hái về, người dân đem thái nhỏ, phơi khô, nghiền thành bột mịn.

Tiếp đó là ngâm, thau rửa bột 3 lần để loại bỏ cặn bã rồi cho vào lò tráng thành từng lớp mỏng, đổ ra khay và cắt thành sợi nhỏ. Cuối cùng, người ta xếp miến lên các phên tre và phơi nắng cho đến khi miến khô, đạt yêu cầu về độ dai, giòn mà không bị nát khi nấu", ông Kiên chia sẻ thêm.

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 5
Bà Rachna Srivatas - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Ấn Độ (bìa trái) tham quan xưởng làm miến làng So.

Điểm đến cuối cùng trong Chương trình của đoàn là chùa Thầy - Di tích Quốc gia đặc biệt.

Chùa Thầy - tên chữ là Thiên Phúc Tự, nằm gối đầu vào núi Phật Tích còn gọi là núi Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, và gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Đây là một quần thể di tích và danh thắng nổi tiếng với nhiều điểm tham quan như quán Tam Xã, đình Thuỵ Khuê, hang Cắc Cớ, vườn trúc Lữ Gia… nhưng giá trị kiến trúc nổi bật nhất của khu di tích chùa Thầy nằm ở ba toà của chùa Cả với những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ XVII.

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 6
Đoàn tham quan chụp ảnh lưu niệm trước hồ Long Trì tại Chùa Thầy.

Chương trình tham quan Đình So và Chùa Thầy do Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội tổ chức kết thúc tốt đẹp. Thông qua hoạt động giúp tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, tạo cơ hội giao lưu gặp gỡ giữa hội viên Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội và cán bộ Đại sứ quán Ấn Độ, Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda.

Dưới đây là một số hình ảnh của Đoàn tham quan:

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 7
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 8
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 9
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 10
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 11
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 12
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 13
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 14
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 15
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 16
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 17
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 18
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 19
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So - Ảnh 20

PV

Bạn đang đọc bài viết Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tham quan Chùa Thầy, Đình So. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.
Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng năm 2024
Để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn, tòa soạn Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng các nhân sự cho vị trí Thư ký tòa soạn, Phóng viên, Biên tập viên hành chính làm việc tại Hà Nội, TP.HCM và Khu vực Đông Bắc Bộ.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới