Đối với doanh nghiệp và tổ chức, sử dụng chứng chỉ bù đắp carbon sẽ là một trong những con đường nhanh nhất để cắt giảm lượng khí thải nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và hướng tới mục tiêu trung hòa carbon.
Việt Nam là một trong những quốc gia rất giàu tiềm năng xuất khẩu tín chỉ carbon. Nhưng, thực tế, thị trường phát triển tín chỉ carbon ở nước ta còn nhiều bất cập.
Theo các chuyên gia, cây cao su là bể chứa carbon nếu thúc đẩy quản lý bền vững khu vực canh tác cao su, áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải tiến giúp giảm phát thải trong quá trình sản xuất.
Để thúc đẩy phát triển thị trường carbon ở Việt Nam, hiện nay, Chính phủ đang xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon để thí điểm vào năm 2025.
UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 02/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon trên địa bàn tỉnh.
Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam vẫn còn mới mẻ nên nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn còn mơ hồ về cách thức hoạt động. Nếu thực hiện theo quy trình tư vấn của chuyên gia khí hậu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu được tín chỉ carbon và bắt đầu giao dịch.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon tại cuộc họp về tình hình quản lý tín chỉ carbon và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.
Rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công. Do đó, nhiều địa phương đã lên kế hoạch khai thác, xuất khẩu tín chỉ carbon rừng.
Cục Lâm nghiệp cho biết, LEAF/Emergent sẽ thanh toán cho Việt Nam với giá tối thiểu là 10 USD/tấn CO2 khi chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã có công thư gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đề nghị mua bổ sung 1 triệu tấn tín chỉ carbon với mức giá 5 USD/tấn (mức giá tự nguyện). Số còn lại Bộ muốn thí điểm đấu giá thông qua các sàn giao dịch quốc tế.
Việt Nam đứng thứ 15 trong số 60 quốc gia có khả năng bán tín chỉ carbon từ rừng. Về tiềm năng của thị trường, Cục Lâm nghiệp tính toán nước ta có thể bán được 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, thu về khoảng 5.000 tỷ đồng.
Chương trình Thúc đẩy tài chính khí hậu (CFA) Việt Nam vừa qua đã công bố 11 dự án sáng tạo về carbon thấp được chọn tham gia vào giai đoạn hai của chương trình. Nguồn đầu tư đang tìm kiếm tổng cộng là 436 triệu USD.
Sáng 8/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Theo đó, việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 trên thực tế.