Chủ nhật, 24/11/2024 09:20 (GMT+7)
Thứ hai, 10/06/2024 13:51 (GMT+7)

Bình Định: Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon, chi gần 36,5 tỷ trồng rừng thay thế

Theo dõi KTMT trên

UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 02/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Định giao Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các Sở Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi tín chỉ carbon trong nước và ra nước ngoài sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP được Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, chủ trì, tham mưu việc phổ biến hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường carbon trong nước, trao đổi với quốc tế.

Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các ngành, đơn vị, địa phương tổng hợp thông tin các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chương trình dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, đôn đốc, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện NDC, Công ước khung của Liên hợp quốc, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về biến đổi khí hậu, về giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh; kịp thời báo cáo và tham mưu UBND tỉnh những giải pháp để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đơn vị được phân công trong Kế hoạch; tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo UBND tỉnh để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đúng thời gian quy định.

UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp các Sở, ngành rà soát danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn để phục vụ việc cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.

Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trên địa bàn tỉnh thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin về chương trình, dự án, số lượng tín chỉ carbon được tạo ra và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban liên quan, đài phát thanh địa phương xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, NDC, phương thức tạo tín chỉ carbon, tham gia thị trường carbon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường carbon tuân thủ.

Theo thống kê, hiện tỉnh Bình Định hiện có hơn 415.724 ha rừng và đất lâm nghiệp; trong đó, diện tích đất có rừng hơn 345.580 ha, gồm rừng tự nhiên hơn 214.543 ha, rừng trồng hơn 131.036 ha, còn lại là diện tích mới trồng chưa thành rừng và đất chưa có rừng các loại.

Bình Định: Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon, chi gần 36,5 tỷ trồng rừng thay thế - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Để phát triển rừng thay thế trên địa bàn, trong năm 2024 tỉnh Bình Định sẽ bố trí nguồn kinh phí gần 36,5 tỷ đồng để cấp cho 3 Công ty Lâm nghiệp.

Theo đó, 2 đơn vị là Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh và Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Sơn (tổng diện tích 2 đơn vị là 38,84 ha) đang sử dụng vốn ngân sách nhà nước để trồng rừng nên không thuộc đối tượng áp dụng. 

Còn lại diện tích 443,92 ha tương ứng kinh phí gần 36,5 tỷ đồng cấp cho 3 Công ty lâm nghiệp đủ điều kiện áp dụng trồng rừng sản xuất từ nguồn kinh phí của các chủ dự án đã nộp vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh nhưng chưa có kế hoạch, nội dung chi, chưa sử dụng trước ngày Thông tư số 22/2023/TTBNNPTNT ngày 15/12/2023 có hiệu lực; theo đơn giá 82.039.000 đồng/ha. Bao gồm: Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn: 50 ha, tương ứng kinh phí: 4,101 tỷ đồng; Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh: 315,24 ha tương ứng: 25,861 tỷ đồng; Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn: 78,68 ha tương ứng: 6,454 tỷ đồng.

Đối với diện tích đăng ký thực hiện trồng rừng thay thế áp dụng từ nguồn kinh phí sau ngày Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 cóhiệu lực (Theo đơn giá 126.020.000 đồng/ha tại Quyết định số 192/QĐ-UBNDngày 16/01/2024 của UBND tỉnh Bình Định). Tổng diện tích đăng ký là 174,74 ha; trong đó: Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, diện tích 164,5 ha. Ban Quản lý rừng phòng hộ Hoài Ân, diện tích 10,24 ha.

Hà My

Bạn đang đọc bài viết Bình Định: Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon, chi gần 36,5 tỷ trồng rừng thay thế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới