Cháy rừng hoành hành ở Bắc Cực, băng biển tan chảy
Ngày 24/7, Cơ quan thời tiết của Liên hợp quốc cảnh báo, một đợt nắng nóng đặc biệt đã thổi bùng lên những đám cháy tàn phá vòng Bắc Cực và góp phần làm suy giảm nhanh chóng băng biển ngoài khơi Bắc Cực của Nga.
Ngày 10/7, một chiếc máy bay đổ bộ đa năng BE-200 Be-200 của Bộ khẩn cấp Nga phun nước trong Công viên quốc gia Trans-Baikal ở Buryatia, miền nam Siberia, Nga. Ảnh cắt từ video do Bộ khẩn cấp Nga cung cấp. |
Nhiệt độ trung bình ở Siberia là 10 độ C, cao hơn mức trung bình vào tháng trước.
Thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Petteri Taalas cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng, Bắc Cực đang nóng lên gấp hai lần so với mức trung bình toàn cầu, ảnh hưởng đến người dân địa phương và hệ sinh thái và gây hậu quả toàn cầu.
Ông lưu ý rằng sự nóng lên ở đây ảnh hưởng đến điều kiện thời tiết ở khu vực xa hơn, nơi hàng trăm triệu người sinh sống.
Ngày 20/6 vừa qua, nhiệt độ nóng kỷ lục đo được tại thị trấn Verkhoyansk của Nga là 38 độ. WMO cho biết cơ quan đã tìm cách xác minh là nhiệt độ cao kỷ lục này. Nhiệt độ kỷ lục được ghi nhận khi các đám cháy đã quét qua khu vực, hình ảnh vệ tinh cho thấy đám cháy diễn ra trên diện rộng ở đây.
Cơ quan này cho biết, sức nóng kéo dài còn do một dòng gió xoáy đã bơm không khí ấm nóng từ phía bắc vào khu vực. Nhưng WMO cũng chỉ ra một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học khí hậu hàng đầu đã phát hiện ra rằng sự gia tăng nhiệt như vậy sẽ gần như không thể xảy ra nếu không có sự biến đổi khí hậu do con người gây ra.
WMO cho biết thông tin do Trung tâm dữ liệu băng và tuyết quốc gia Mỹ thu thập. Dữ liệu cho thấy sóng nhiệt Siberia đã làm tăng tốc độ tan băng dọc bờ biển Bắc Cực, đặc biệt là từ cuối tháng 6, dẫn đến phạm vi băng biển rất thấp ở khu vực biển Laptev và Barents của Nga.
Hùng Anh