Chất oxy hóa trong bụi rác thải điện tử gây chết người
Một nhóm nghiên cứu đã phát hiện một loạt các chất chống oxy hóa tổng hợp mới trong bụi từ các xưởng tái chế rác thải điện tử, có thể gây rủi ro cho công nhân.
Hiểm họa từ bụi rác thải điện tử
Các nhà sản xuất thêm chất chống oxy hóa tổng hợp vào nhựa, cao su và các polymer khác để vật liệu bền lâu hơn. Nhưng những tác động đến sức khỏe con người của những hợp chất này và mức độ ô nhiễm môi trường chưa được xác minh và giải quyết triệt để.
Trong một bản tin trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường của ACS, một nhóm nghiên cứu đã phát hiện một loạt các chất chống oxy hóa tổng hợp mới, được gọi là chất chống oxy hóa phenol và lưu huỳnh bị cản trở, trong bụi từ các xưởng tái chế rác thải điện tử, có thể gây tổn thương sức khỏe và gây rủi ro cho công nhân.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy ô nhiễm môi trường lan rộng, con người tiếp xúc với một nhóm hợp chất được gọi là chất chống oxy hóa phenolic tổng hợp trọng lượng phân tử thấp.
Trong những thí nghiệm, một số hợp chất chống oxy hóa gây độc hại cho loài gặm nhấm và tế bào người. Hiện nay, các nhà sản xuất đã giới thiệu một loại chất chống oxy hóa phenol tổng hợp trọng lượng phân tử cao, còn được gọi là chất chống oxy hóa phenol cản trở (HPA), tăng cường hiệu suất và tốc độ xả thải khỏi sản phẩm ra môi trường chậm hơn.
Ngoài HPA, nhóm hợp chất, được gọi là chất chống oxy hóa lưu huỳnh (SA) thường được thêm vào polymer cao su và nhựa như một chất chống oxy hóa “trợ giúp”. Tác dụng độc học và nguy cơ rủi ro đối với con người.
Nhóm nghiên cứu của Lixi Zeng đặt mục tiêu điều tra sự xuất hiện của HPA và SA mới trong bụi của các trung tâm tái chế chất thải điện tử, những xưởng tháo dỡ phế thải, thường có một lượng lớn thiết bị điện tử thải loại như máy tính xách tay, điện thoại di động, máy tính bảng, dây điện và cáp các loại được tháo dỡ và xử lý.
Tháng 8/2020, nhóm nhà nghiên cứu thu thập 45 mẫu bụi từ ba hạng mục phân xưởng tái chế chất thải điện tử trong một khu công nghiệp thuộc thành phố Yichun, Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật sắc ký lỏng / khối phổ song song sàng lọc chất chống oxy hóa 18 HPA và 6 SA mới đưa vào sử dụng. Tất cả 24 hợp chất đều được phát hiện trong bụi: 22 hợp chất lần đầu tiên và một số hợp chất ở mức tương đối cao so với những chất ô nhiễm từ rác thải thải điện tử khác.
Mặc dù nồng độ bụi SA là tương tự đối với các hạng mục nhà xưởng khác nhau, các trung tâm tháo dỡ dây và cáp điện và xử lý nhựa điện tử, nồng độ bụi HPA cao hơn đáng kể so với những trung tâm tháo dỡ chất thải điện tử thông thường.
Nhóm nghiên cứu xác định, sự xuất hiện phổ biến của HPA và SA mới trong bụi từ rác thải điện tử đòi hỏi phải nghiên cứu thêm về nguy cơ ô nhiễm môi trường, thời gian lưu tồn trong không khí, đất và nước uống, mức độ độc hại và hậu quả khi tiếp xúc với các chất chống oxy hóa mới.
Rác thải điện tử trên thế giới không ngừng tăng
Khối lượng rác thải điện tử đang tăng mạnh trên toàn cầu. Theo Đối tác thống kê chất thải điện tử toàn cầu (GESP), lượng rác đã tăng 21% trong 5 năm tính đến năm 2019, với 53,6 triệu tấn chất thải điện tử được tạo ra.
Sự tăng trưởng này được dự báo sẽ tiếp tục bởi việc sử dụng máy tính, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác càng ngày càng phổ biến, và các đồ điện tử này càng ngày càng lỗi mốt nhanh hơn.
Theo ước tính gần đây nhất của GESP, chỉ có 17,4% chất thải điện tử được sản xuất trong năm 2019 đến được các cơ sở quản lý hoặc tái chế chính thức. Phần còn lại được đổ bất hợp pháp, áp đảo ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình, nơi chúng được tái chế bởi những người lao động phi chính thức.
Việc thu gom và tái chế rác thải điện tử một cách thích hợp là chìa khóa để bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí hậu. Vào năm 2019, GESP phát hiện ra rằng 17,4% chất thải điện tử được thu gom và tái chế một cách thích hợp đã ngăn chặn được 15 triệu tấn carbon dioxide tương đương thải ra môi trường.
Nguyễn Linh (T/h)