Thứ năm, 03/07/2025 11:42 (GMT+7)
Chủ nhật, 17/10/2021 11:00 (GMT+7)

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường về rác thải điện tử cho học sinh, sinh viên

Theo dõi KTMT trên

Hội nghị về Mô hình Kinh tế Tuần hoàn trong lĩnh vực rác thải điện, điện tử nhằm phổ biến kiến thức, giáo dục, bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên, cộng đồng xã hội đang được tổ chức tại Hà Nội.

Hội nghị diễn ra từ 16/10 đến 17/10 tại Hà Nội, với các đại biểu là học sinh từ các CLB Mô hình Liên Hợp Quốc (MUN) và 11 trường THPT trên địa bàn T.Hà Nội.

Tại hội nghị MUN Việt Nam 2021, học sinh, sinh viên đảm nhận vai trò của một quốc gia, một tổ chức hoặc một cá nhân, thảo luận và cộng tác với các đại biểu khác từ khắp nơi trên thế giới để giải quyết vấn đề về thúc đẩy Mô hình Kinh tế Tuần hoàn.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường về rác thải điện tử cho học sinh, sinh viên - Ảnh 1
Quang cảnh Hội nghị MUN Việt Nam 2021. (Ảnh: Báo TNMT)

Cùng với tốc độ phát triển công nghệ và tốc độ tiêu thụ các thiết bị điện không ngừng tăng nhanh, rác thải thiết bị điện và điện tử (WEEE), hay còn gọi là rác thải điện tử, đã trở thành một trong những dòng chất thải phát triển nhanh nhất.

Do sự đa dạng của các sản phẩm và hỗn hợp phức tạp của các nguyên liệu của mỗi sản phẩm, quản lý chất thải cho WEEE có thể được coi là một trong những công việc phức tạp nhất.

Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về nội dung để giải quyết các thách thức và giải pháp liên quan đến quản lý Chất thải điện tử thông qua thực thi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 về thúc đẩy Kinh tế Tuần hoàn và thực hiện Trách nhiệm của nhà sản xuất mở rộng (EPR).

Theo Báo Tài nguyên Môi trường, Hội nghị thảo luận tiếp tục diễn ra trong sáng ngày 17/10 để thống nhất dự thảo Nghị quyết. Đến chiều 17/10, sẽ thống nhất và ra tuyên bố chung về Nghị quyết thúc đẩy Mô hình Kinh tế Tuần hoàn trong lĩnh vực rác thải điện, điện tử.

Mô hình Liên Hợp Quốc do Trường học Xanh Việt Nam (Green School Vietnam) tổ chức trong khuôn khổ dự án “Giáo dục lối sống bền vững cho học sinh Việt Nam” được Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc và Bộ TN&MT Việt Nam tài trợ, bắt đầu như một loạt các mô phỏng Mô hình Liên Hợp Quốc (Model League of Nations) do sinh viên lãnh đạo.

Green School Việt Nam được thành lập nhằm tuyên truyền, phổ biến, giúp học sinh Việt Nam tiếp cận với chuẩn mực Giáo dục Công dân Toàn cầu (GCED) của UNESCO. Tại đây, học sinh được trao quyền trở thành "công dân toàn cầu", có khả năng đảm nhận các vai trò tích cực, ở cả địa phương và toàn cầu, đối mặt và giải quyết các thách thức toàn cầu, đồng thời đóng góp tích cực vào một thế giới công bằng, hòa bình, khoan dung, hòa nhập, an toàn và bền vững.

Xuân An (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường về rác thải điện tử cho học sinh, sinh viên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cá chết bất thường dưới cống thủy điện Kẻ Gỗ
Sau khi mở nước phục vụ sản xuất hè thu, hàng loạt cá mè từ hồ Kẻ Gỗ bị phát hiện chết trôi dạt về hạ lưu, với dấu hiệu bị đứt đầu và đuôi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do cá bị hút vào hệ thống tua bin thủy điện.
Thanh Hóa: Agri-Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn
Sau khi thực hiện phương án khắc phục sự cố môi trường của Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty CPĐT nông nghiệp Agri–Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn.
Hà Tĩnh: Đốt rơm rạ sau mùa gặt – lợi bất cập hại
Sau mỗi vụ gặt, nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh lại chìm trong làn khói dày đặc do người dân đốt rơm rạ để "làm sạch" ruộng đồng. Dù là một tập quán lâu đời, nhưng việc này đang gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe người dân và chất lượng đất nông nghiệp.

Tin mới

Pin có phải điểm yếu của Galaxy Z Flip 7?
Dù có thiết kế độc đáo và hiệu năng ấn tượng, một chiếc smartphone sẽ khó thuyết phục người dùng nếu thời lượng pin không đủ sử dụng trong suốt cả ngày. Với Galaxy Z Flip 7, Samsung đã nỗ lực cải tiến cả phần cứng và phần mềm để tối ưu thời gian sử dụng.