Thứ bảy, 20/04/2024 06:44 (GMT+7)
Thứ ba, 20/12/2022 06:55 (GMT+7)

Cần Thơ nỗ lực giảm thiểu rác thải và ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Là trung tâm của vùng ĐBSCL, thời gian qua, thành phố đã và đang nỗ lực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu thông qua nhiều hoạt động cụ thể.

Mới đây, lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ và các sở, ngành có liên quan đã có buổi làm việc với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) do bà Ann Marie, Giám đốc USAID làm trưởng đoàn về các vấn đề ưu tiên và các hoạt động về biến đổi khí hậu, môi trường.

Là trung tâm của vùng ĐBSCL, thời gian qua, thành phố đã và đang nỗ lực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp của thành phố đã được xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay, nhà máy xử lý nước thải mới xử lý được 20% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị. Thời gian tới, thành phố sẽ xây dựng thêm một số nhà máy xử lý nước thải ở một số khu vực khác.

Đối với nước thải công nghiệp, thành phố đã xây dựng hai nhà máy xử lý nước thải công nghiệp ở các Khu công nghiệp Trà Nóc và Thốt Nốt. Chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp được thu gom xử lý theo đúng quy định hiện hành.

Cần Thơ nỗ lực giảm thiểu rác thải và ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những thách thức môi trường toàn cầu, mà Việt Nam cũng đang phải đối mặt. 

Năm 2018, thành phố đã xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt công suất 400 tấn/ngày, đêm. Thời gian tới, để đảm bảo thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ở 9 quận, huyện, thành phố đang hoàn thiện tiêu chí để kêu gọi nhà đầu tư xây dựng thêm nhà máy thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt với công suất 800 tấn/ngày đêm.

Trong tương lai, Cần Thơ mong muốn thu gom, xử lý triệt để nước thải sinh hoạt đô thị và nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, thành phố gặp khó khăn về tài chính, công nghệ, nhân lực. Đại diện lãnh đạo TP.Cần Thơ mong muốn, sau buổi làm việc, hai bên sẽ có được sự hợp tác trong việc xử lý nước thải sinh hoạt đô thị và nước thải công nghiệp.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cũng đề nghị Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ quan tâm hợp tác trong một số vấn đề như: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt; triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp; hợp tác để triển khai các mô hình về tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa, nghiên cứu khoa học về xử lý rác thải nhựa; hỗ trợ thực hiện các dự án về truyền thông nhằm tăng cường năng lực các bên liên quan của địa phương trong phòng, chống rác thải nhựa; quan tâm triển khai các mô hình sản xuất công nghiệp giảm phát thải khí nhà kính.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cuối tháng 7, tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa với tốc độ nhanh cùng sự thay đổi trong lối sống đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam. Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền hàng năm ở Việt Nam. Báo cáo phân tích ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam xác định có ít nhất 10% số chất thải chưa được quản lý tốt này bị rò rỉ vào đường thủy, khiến Việt Nam trở thành một trong 5 nước gây ô nhiễm nhựa trên đại dương hàng đầu trên thế giới.

Theo bà Ann Marie, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, tổ chức này có một số chương trình, dự án ưu tiên thực hiện tại Việt Nam, trong đó tập trung vào các nội dung: Khắc phục hậu quả chiến tranh (hỗ trợ người khuyết tật, xử lý chất độc da cam tại sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa); giảm thiểu tác động của dịch bệnh (lao, AIDS/HIV, COVID-19, an ninh y tế toàn cầu, ngăn chặn các bệnh từ đồng vật có nguy cơ lây nhiễm sang người); hợp tác giáo dục đại học; tăng trưởng kinh tế (nâng cao năng lực cho khu vực tư nhân...). Đặc biệt, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ quan tâm hợp tác thực hiện các dự án, chương trình liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu, chống buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã.

Trong số các chương trình trên, khu vực Mekong được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ưu tiên một số lĩnh vực như: Biến đổi khí hậu, y tế công cộng và giáo dục đại học. Đối với Cần Thơ, USAID sẽ ưu tiên hợp tác về giảm thiểu chất thải, rác thải y tế trong Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ; giảm biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trước đó, ngày 18/5, dự án “Vì sông Mê Kông không rác - Thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở Cần Thơ” đã được khởi động. Mục tiêu của dự án là góp phần cải thiện môi trường sống và bảo tồn hệ sinh thái bằng việc giảm khoảng 300 đến 400 tấn rác thải mỗi năm trên sông Mê Kông và trực tiếp giúp đỡ cuộc sống cho hơn 150.000 người sinh sống tại nơi triển khai dự án, gồm: Quận Bình Thủy và quận Cái Răng, TP.Cần Thơ.

Vào tháng 4/2022, Cục Bảo vệ môi trường Miền Nam (Bộ TN&MT), tổ chức The Ocean Cleanup (TOC - Hà Lan) và Công ty Coca - Cola Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao Dự án làm sạch sông Cần Thơ cho Sở TN&MT. Ðược biết, sông Cần Thơ là một trong 15 con sông trên thế giới được chọn để làm sạch trong khuôn khổ hợp tác triển khai toàn cầu giữa Coca - Cola và TOC nhằm thử nghiệm và đánh giá công nghệ ngăn chặn rác thải nhựa đổ ra đại dương.

Công cụ then chốt của dự án là thuyền thu gom rác nổi Interceptor 003 - rộng 8,1m, dài 24,7m và cao khoảng 4,4m, lưới chắn rác dài 100m - với tổng mức đầu tư gần 20 tỉ đồng, trong đó Hà Lan viện trợ không hoàn lại 14,6 tỉ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương. Mỗi tháng, hệ thống vận hành bằng năng lượng Mặt trời này tự động gom hơn 10 tấn rác nổi trên sông Cần Thơ, qua đó cải thiện môi trường và mỹ quan sông, góp phần quảng bá du lịch vùng sông nước và giúp Cần Thơ giữ vững danh hiệu “Thành phố bền vững môi trường ASEAN lần thứ 5” năm 2021.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Cần Thơ nỗ lực giảm thiểu rác thải và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa gạo bền vững
UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố quan tâm một cách thiết thực, quản lý và sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất sản xuất lúa của địa phương không để lãng phí nguồn lực đất đai. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa, gạo bền vững.
Khai thác du lịch bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn
UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình bộ hồ sơ lên UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/2024. Qua đó hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới