Thứ tư, 06/11/2024 17:19 (GMT+7)
Thứ tư, 06/11/2024 12:42 (GMT+7)

Cần nhiều giải pháp trong việc thực hiện chuyển đổi xanh hướng tới Net Zero

Theo dõi KTMT trên

Việt Nam đang bắt đầu một hành trình chuyển đổi xanh đầy thách thức để thực hiện cam kết đạt Net Zero vào năm 2050.

Theo các chuyên gia và nhà quản lý, để đạt được mục tiêu này, nước ta cần áp dụng hàng loạt giải pháp từ chính sách pháp lý, công nghệ tiên tiến đến sự thay đổi trong ý thức cộng đồng. Những giải pháp này không chỉ giúp giảm phát thải mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững trong tương lai.

Đối với các quốc gia trên toàn thế giới, mục tiêu Net Zero – trạng thái phát thải ròng bằng không – đang trở thành tiêu chí phát triển bền vững quan trọng. Với cam kết đạt Net Zero vào năm 2050, nước ta bước vào một cuộc đua xanh với mục đích giảm thiểu khí nhà kính và tác động của biến đổi khí hậu.

Cần nhiều giải pháp trong việc thực hiện chuyển đổi xanh hướng tới Net Zero - Ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tuy vậy, hành trình này không dễ dàng do Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc phần lớn vào các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá và dầu mỏ. Để giảm phát thải, việc chuyển đổi các ngành công nghiệp chủ chốt như năng lượng, giao thông và nông nghiệp là hết sức cần thiết. Nhìn vào báo cáo của Bộ TN&MT cho thấy, Việt Nam phải giảm lượng phát thải ít nhất 43,5% vào năm 2030 so với kịch bản phát thải thông thường mới có thể đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Trên con đường đạt Net Zero, Việt Nam hiện đối mặt với nhiều thách thức, trong đó bao gồm sự phụ thuộc vào than đá trong ngành năng lượng, thiếu vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến để phát triển năng lượng tái tạo, cũng như chưa có các chính sách rõ ràng khuyến khích chuyển đổi xanh.

Giới chuyên gia cho rằng, các thách thức về công nghệ và vốn đầu tư đang làm chậm lại quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh mẽ để tạo ra một môi trường hỗ trợ DN hướng tới năng lượng bền vững. Theo đó, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống chính sách minh bạch hơn nhằm thúc đẩy DN tham gia vào việc giảm phát thải và đầu tư vào năng lượng tái tạo. Cùng với đó, ý thức và hành vi tiêu dùng của người dân cũng là một thách thức không nhỏ. Khi cộng đồng có nhận thức sâu sắc về việc bảo vệ môi trường và tiêu dùng bền vững thì các nỗ lực chuyển đổi xanh mới thực sự bền vững.

Theo các chuyên gia, một trong những giải pháp hàng đầu là cần hoàn thiện các chính sách pháp lý liên quan đến giảm phát thải và năng lượng bền vững. Việc áp dụng các quy định chặt chẽ hơn về phát thải cùng với chính sách ưu đãi thuế và tài chính cho DN tham gia chuyển đổi xanh sẽ giúp tạo động lực. Cụ thể, chính sách pháp lý không chỉ hỗ trợ DN mà còn thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo. Ngoài ra, thêm một giải pháp quan trọng đó là phát triển thị trường tín chỉ carbon. Thị trường này không chỉ khuyến khích DN giảm phát thải mà còn giúp họ có cơ hội tham gia vào các giao dịch mua bán tín chỉ, từ đó tạo động lực kinh tế cho việc chuyển đổi xanh.

Thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng. Theo đó, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác quốc tế để có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến và phù hợp với điều kiện địa phương. Khi đó, các DN vừa có thể giảm phát thải, vừa duy trì năng lực cạnh tranh. Thêm vào đó, việc xây dựng hệ sinh thái bền vững cho các ngành công nghiệp như sản xuất, xây dựng và vận tải cũng rất cần thiết, trong đó các DN có thể áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và quản lý tài nguyên hiệu quả. Việc thực hiện chuyển đổi xanh cũng cần được xây dựng dựa trên cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Trước mắt, Việt Nam có thể tập trung vào các biện pháp như tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, việc chú trọng vào việc hỗ trợ đào tạo lại và nâng cao kỹ năng, tăng cường đào tạo nghề và tạo ra các công việc mới trong ngành năng lượng tái tạo cho các công nhân là điều mà mà các quốc gia đều cần phải làm để thúc đẩy chuyển đổi xanh. Bởi điều đó bảo đảm quá trình chuyển đổi diễn ra công bằng và toàn diện. Đồng thời, các hoạt động như khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm thiểu việc sử dụng phương tiện cá nhân cũng là những biện pháp quan trọng trong ngắn hạn. Còn trong dài hạn, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và năng lượng sinh học sẽ giúp xây dựng nền móng cho một hệ thống năng lượng bền vững. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống chính sách rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi để DN tư nhân và các tổ chức xã hội tham gia vào công cuộc chuyển đổi xanh.

Bích Ngọc

Bạn đang đọc bài viết Cần nhiều giải pháp trong việc thực hiện chuyển đổi xanh hướng tới Net Zero. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh niên 9x khởi nghiệp với hoa cẩm cù
Đỗ Văn Phúc (SN 1991) bất ngờ khám phá niềm yêu thích đặc biệt với hoa cẩm cù. Từ đó, anh đã biến đam mê này thành sự nghiệp, gặt hái thành công và tạo ra nguồn thu nhập ổn định tại Bình Phước.
Sản xuất bền vững trong công nghiệp hướng tới kinh tế tuần hoàn
Sản xuất bền vững được hiểu là tạo ra các sản phẩm, trong đó: Giảm thiểu tối đa ảnh hướng tiêu cực đến môi trường; bảo tồn nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; nâng cao chất lượng và sự an toàn của công nhân, cộng đồng cũng như chính sản phẩm.

Tin mới