Thứ sáu, 22/11/2024 17:53 (GMT+7)
Thứ ba, 25/06/2024 06:31 (GMT+7)

Báo chí được phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

Theo dõi KTMT trên

Dù dự thảo luật tòa án cho rằng cần hạn chế nhưng Quốc hội chỉnh sửa theo hướng cho phép nhà báo ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp công khai.

Sáng ngày 24/6, với 459 đại biểu tán thành (tương đương 94,25%), Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) với 9 chương, 152 điều.

Trong đó, điều 141 của Luật cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp, Tuy nhiên, ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định. Việc ghi âm, ghi hình phải được đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp, những người có liên quan theo quy định (khoản 3).

Báo chí được phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa - Ảnh 1

Phóng viên tác nghiệp tại một phiên tòa ở TAND TP.Hà Nội. Ảnh: Thanh niên.

Quy định trên không khác so với Nội quy phiên tòa được đề cập tại khoản 4, Điều 234, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: "Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ".

Trước đó trong dự thảo Luật, TAND Tối cao đề xuất ghi âm, ghi hình tại phiên tòa chỉ thực hiện trong thời gian "khai mạc, tuyên án, công bố quyết định" và đều phải được chủ tọa cho phép. Việc ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa... cũng cần có sự đồng ý của họ.

Nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất này đã thu hẹp điều kiện tác nghiệp của phóng viên, bởi Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và Luật Báo chí đều cho phép nhà báo được tham dự đưa tin "diễn biến", "được tác nghiệp" tại các phiên tòa xét xử công khai.. Trong đó, ghi âm, ghi hình là hoạt động đặc thù của nghề báo.

Nêu quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói, ghi âm, ghi hình phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa, phiên họp và hoạt động thông tin theo quy định của pháp luật.

Quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố nhưng chưa được kiểm chứng, nhất là thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh… “Các thông tin, chứng cứ này cần được hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định”, bà Nga nhấn mạnh.

Do đó, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng: "Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định".

Trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, tòa án tiến hành ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm, ghi hình của tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật và giao Chánh án TANDTC quy định chi tiết.

Với 152 điều, Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Báo chí được phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới