Thứ sáu, 22/11/2024 16:31 (GMT+7)
Thứ ba, 29/06/2021 10:11 (GMT+7)

Băng tan đang trở thành mối đe dọa toàn cầu

Theo dõi KTMT trên

Biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu đang khiến tan với tốc độ chóng mặt. Ước tính 28.000 tỉ tấn băng trên thế giới đã tan chảy kể từ 3 thập kỷ trước, tốc độ tan băng mỗi năm hiện nay nhanh hơn khoảng 57% so với thời điểm đó.

Mỗi năm Trái Đất mất 1.200 tỉ tấn băng

Trong công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí The Cryosphere, các nhà khoa học cho biết ước tính 28.000 tỉ tấn băng trên Trái Đất đã tan chảy kể từ 3 thập kỷ trước. Tốc độ tan băng mỗi năm hiện nay nhanh hơn khoảng 57% so với thời điểm đó.

Lượng nước do băng tan tại Nam Cực, Greenland và các sông băng trên núi trong 3 thập kỷ qua đã khiến mực nước biển trung bình trên toàn cầu dâng thêm 3,5cm.

Lượng băng tan từ các sông băng trên núi chiếm 22% tổng khối lượng băng thất thoát hằng năm.

Đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia nghiên cứu sông băng tại Đại học Leeds (Anh) Thomas Slater, cho rằng đây là điều đáng lưu tâm, bởi trên thực tế lượng băng này chỉ chiếm khoảng 1% lượng băng trên đất liền.

Băng tan đang trở thành mối đe dọa toàn cầu - Ảnh 1
Biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu đang khiến băng tan với tốc độ chóng mặt.

Trên khắp Bắc Cực, diện tích băng biển trong mùa Hè cũng bị thu hẹp xuống mức thấp nhất từ trước đến nay.

Năm 2020 chứng kiến lượng băng phục hồi trên biển của khu vực này đạt mức thấp thứ hai trong 40 năm qua kể từ khi các số liệu bắt đầu được theo dõi bằng vệ tinh.

Nhiệt độ khí quyển trên Trái Đất đã tăng 1,1 độ C kể từ thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, tại Bắc Cực, tốc độ ấm lên đã tăng gấp hơn hai lần so với tốc độ trung bình trên toàn cầu trong 30 năm qua.

Dựa vào dữ liệu vệ tinh từ năm 1994-2017, các biện pháp đo đạc tại chỗ và mô phỏng trên máy tính, nhóm các nhà khoa học Anh đã tính toán được rằng, Trái Đất đã mất 28 nghìn tỉ tấn băng - tương đương với một lớp băng dày 100 mét bao phủ toàn bộ Vương quốc Anh.

Lượng băng mất đi hàng năm đã tăng lên rõ rệt trong vòng 3 thập kỷ qua từ 0,8 nghìn tỉ tấn mỗi năm trong những năm 1990 lên 1,3 nghìn tỉ tấn mỗi năm vào năm 2017.

Mối đe dọa vẫn đang "rình rập"

Nhiệt độ khí quyển tăng là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm băng ở biển Bắc Cực và các sông băng trên núi, trong khi nhiệt độ đại dương tăng đã làm tăng sự tan chảy của băng ở Nam Cực. Đối với băng tại Greenland và thềm băng ở Nam Cực, nguyên nhân mất băng là sự kết hợp của cả hai yếu tố nêu trên.

Băng tan trên toàn cầu làm nước biển dâng, tăng nguy cơ lũ lụt cho các cộng đồng ven biển và đe dọa xóa sổ các môi trường sống tự nhiên của động vật hoang dã. Ngoài ra, bang tan làm các sông băng trên núi co lại, trong khi các sông băng là nguồn cung cấp nước đầu nguồn quan trọng cho nhiều dòng sông lớn trên Trái Đất.

Băng trên mặt biển phản xạ ánh nắng mặt trời trở lại bầu khí quyển. Khi diện tích băng trên biển giảm đi, các đại dương hấp thụ nhiều hơn nhiệt lượng từ mặt trời làm nhiệt độ nước biển tăng lên. Điều này lại làm băng tiếp tục tan nhanh hơn. Đây chính là tình hình đang diễn ra tại Bắc Cực, nơi ấm lên nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh.

Tiến sĩ Thomas Slater từ đại học Leeds: “Đang xảy ra kịch bản xấu nhất của biến đổi khí hậu. Băng tan với tốc độ và quy mô hiện nay sẽ có tác động rất nghiêm trọng đến các cộng đồng ven biển ngay trong thế kỷ này”.

Không chỉ gây ra hiện tượng băng tan, biến đổi khí hậu cũng đang một số vùng rơi vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ cháy rừng, mất mùa và thiếu nước. Đơn cử ở Australia, báo cáo của Cơ quan Khí tượng nước này cho biết cho phần lớn các khu vực của Australia đều có lượng mưa thấp hơn trung bình và đây là mùa Xuân khô nhất trong lịch sử.

Nguồn nước ở một số nơi xuống mức cạn kiệt, buộc chính quyền địa phương phải đưa ra các quy định khắt khe về việc sử dụng nước. Tại Sydney, nguồn cung nước giảm dưới 50% vào đầu năm nay và đang trên đà xuống dưới 40% vào đầu năm 2020. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng khiến nhiều khu vực ở Australia phải trải qua nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo đây mới chỉ là các dấu hiệu ban ban đầu. Và nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục và không có sự can thiệp, mực nước biển dự kiến sẽ tăng từ 26 đến 82 cm hoặc cao hơn vào cuối thế kỷ này. Các cơn bão trở nên mạnh hơn và thường xuyên ghé thăm hơn.

Lũ lụt và hạn hán cũng sẽ trở nên phổ biến hơn. Nước ngọt sẽ ít hơn vì các sông băng lưu trữ 3/4 lượng nước ngọt trên Trái Đất.

Một số bệnh tật cũng sẽ lây lan, như sốt rét. Hệ sinh thái sẽ tiếp tục thay đổi. Một số loài có thể di chuyển xa hơn về phía Bắc, một số loài khác như gấu Bắc Cực đừng trước nguy cơ tuyệt chủng. Các đợt nóng kỷ lục cũng sẽ được ghi nhận nhiều hơn với nhiệt độ năm nay lại cao hơn nhiệt độ năm trước.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết Băng tan đang trở thành mối đe dọa toàn cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới