Thu ngân sách Nhà nước năm 2022 đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng, vượt dự toán gần 28%. 2022 là một năm đầy biến động và rất khó lường nhưng kinh tế Việt Nam đã vượt qua các thách thức và đạt mức tăng trưởng 8,02%.
Nhìn về triển vọng tương lai, các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản trong năm 2023 sẽ hồi phục và tăng trưởng trở lại. Vậy trong năm 2023, việc đầu tư bất động sản nên rót tiền vào phân khúc nào để sinh lời tốt?
Đề cập vấn đề trọng dụng nhân tài Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sẽ xây dựng đề án chiến lược quốc gia về trọng dụng nhân tài, bởi nhiều nước đã làm nên kỳ tích phát triển thông qua trọng dụng nhân tài.
Theo nhiều ý kiến, Chính phủ nên tăng lương ngay từ đầu năm 2023 để người lao động phấn khởi. Đời sống cán bộ, công chức, viên chức hiện tại hết sức khó khăn, nếu được nâng lương sớm sẽ góp phần cải thiện kinh tế gia đình những người sống nhờ lương.
Những tháng cuối năm 2022, năm 2023, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng quyết tâm của Chính phủ là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát.
Tình trạng ấm lên toàn cầu đã làm trầm trọng thêm tình trạng tuyệt chủng của các loài. Số người thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể nhiều hơn gấp nhiều lần đại dịch Covid-19. LHQ kêu gọi các quốc gia cùng hợp lực chống biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng, quy mô dành cho an sinh xã hội còn “hơi ít, hơi nhẹ”, chính sách hiện chủ yếu tập trung đầu tư công và các công trình.
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 2/7, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, nhờ đó đời sống nhân dân, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, "cái được vô giá" là niềm tin của nhân dân được nâng lên.
Gói hỗ trợ có quy mô gần 62.000 tỉ đồng được đánh giá "chưa có tiền lệ" là hành động cấp bách, kịp thời hỗ trợ người dân gặp khó khăn trước "trận chiến" chống đại dịch Covid-19.
Thủ tướng nhấn mạnh bằng các biện pháp, nguồn lực khác nhau, phải hỗ trợ những người yếu thế trong xã hội gặp khó khăn do Covid-19, không để người dân nào đói cơm, lạt muối.
“Việc hỗ trợ người lao động mất việc, người nghèo, người yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội, với tinh thần như một chiếc lò xo bị nén, chuẩn bị đón bắt thời cơ, biến nguy thành cơ để phát triển khi dịch giảm, bị chặn đứng. Nếu dịch bệnh tiếp tục thì việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của nhân dân là quan trọng chứ không phải sản xuất và kinh tế”.