Thứ bảy, 27/07/2024 06:29 (GMT+7)
Thứ sáu, 03/07/2020 11:06 (GMT+7)

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: An sinh xã hội được bảo đảm trong đại dịch

Theo dõi KTMT trên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 2/7, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, nhờ đó đời sống nhân dân, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, "cái được vô giá" là niềm tin của nhân dân được nâng lên.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: An sinh xã hội được bảo đảm trong đại dịch - Ảnh 1
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

tỉ lệ thiếu đói giảm rất mạnh, thị trường lao động phục hồi nhanh

Cụ thể, theo Bộ trưởng, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm nhanh, tỉ lệ thiếu đói giảm 74,6% so cùng kỳ, đời sống nhân dân được cải thiện.

Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam Quý II năm 2020 cũng có những diễn biến phức tạp. Số lao động có việc làm giảm. Số lao động duy trì ở mức 52,1 triệu người, giảm 2,2 triệu lao động có việc làm so với cùng kỳ. tỉ lệ thất nghiệp cả nước là 2,26%. tỉ lệ thiếu việc làm chung của người lao động trong 6 tháng đầu năm là 2,58%. Một số lĩnh vực như du lịch, hàng không, dịch vụ - nhất là đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài gần như không được triển khai trong Quý II.

Song đến nay, bức tranh thị trường lao động Việt Nam phục hồi nhanh chóng. Trong 6 tháng đầu năm, giải quyết việc làm cho 540 nghìn lao động, đạt 36,5% kế hoạch đặt ra, trong đó riêng tháng 6/2020, 120 nghìn lao động đã được giải quyết việc làm. Các ngành nghề bị "đứt gãy" do ảnh hưởng của đại dịch đã bắt đầu quay lại thị trường.

"Dự báo thị trường lao động Quý III sẽ tốt hơn. Dự kiến, lực lượng lao động sẽ khoảng 55,4 triệu người. Số người mất việc quay lại thị trường duy trì ở mức 80-90 nghìn người. Lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài trong Quý II hầu như không thực hiện được nhưng sang tháng 7 và 8 chắc chắn sẽ mở lại. Một số ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao: Thương mại điện tử, lắp ráp linh kiện điện tử,….", Bộ trưởng thông tin.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng Quý II mới là thử thách bắt đầu, chủ yếu do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu nên người lao động mới chỉ ngừng việc tạm thời. Dự báo thất nghiệp thật sự cũng có thể rơi mạnh vào cuối Quý III, đầu Quý IV do vừa thiếu nguyên phụ liệu cộng với lưu thông hàng hóa không xuất khẩu được dẫn đến nguy cơ lao động phải ngừng việc quy mô lớn, nhất là một số khu vực như giày da, dệt may…

Đã giải ngân hơn 11.000 tỉ đồng hỗ trợ hơn 11 triệu người

Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng thông tin một số nội dung về thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Nhìn tổng quan, các địa phương các cấp, ngành vào cuộc quyết liệt.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục chú trọng các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, các ngành, hệ thống tài chính quốc gia từ Trung ương đến địa phương có thể bơm thêm tiền cho an sinh xã hội, không để ai quá khổ, quá khó khăn.

BHXH nghiên cứu báo cáo cấp thẩm quyền về việc tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua việc tạm dừng hoặc miễn đóng BHXH. Công đoàn nên xem xét miễn, giảm phí công đoàn 2% trong năm nay.

Cụ thể, theo Bộ trưởng, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm nhanh, tỉ lệ thiếu đói giảm 74,6% so cùng kỳ, đời sống nhân dân được cải thiện.

Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam Quý II năm 2020 cũng có những diễn biến phức tạp. Số lao động có việc làm giảm. Số lao động duy trì ở mức 52,1 triệu người, giảm 2,2 triệu lao động có việc làm so với cùng kỳ. tỉ lệ thất nghiệp cả nước là 2,26%. tỉ lệ thiếu việc làm chung của người lao động trong 6 tháng đầu năm là 2,58%. Một số lĩnh vực như du lịch, hàng không, dịch vụ - nhất là đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài gần như không được triển khai trong Quý II.

Song đến nay, bức tranh thị trường lao động Việt Nam phục hồi nhanh chóng. Trong 6 tháng đầu năm, giải quyết việc làm cho 540 nghìn lao động, đạt 36,5% kế hoạch đặt ra, trong đó riêng tháng 6/2020, 120 nghìn lao động đã được giải quyết việc làm. Các ngành nghề bị "đứt gãy" do ảnh hưởng của đại dịch đã bắt đầu quay lại thị trường.

"Dự báo thị trường lao động Quý III sẽ tốt hơn. Dự kiến, lực lượng lao động sẽ khoảng 55,4 triệu người. Số người mất việc quay lại thị trường duy trì ở mức 80-90 nghìn người. Lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài trong Quý II hầu như không thực hiện được nhưng sang tháng 7 và 8 chắc chắn sẽ mở lại. Một số ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao: Thương mại điện tử, lắp ráp linh kiện điện tử,….", Bộ trưởng thông tin.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng Quý II mới là thử thách bắt đầu, chủ yếu do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu nên người lao động mới chỉ ngừng việc tạm thời. Dự báo thất nghiệp thật sự cũng có thể rơi mạnh vào cuối Quý III, đầu Quý IV do vừa thiếu nguyên phụ liệu cộng với lưu thông hàng hóa không xuất khẩu được dẫn đến nguy cơ lao động phải ngừng việc quy mô lớn, nhất là một số khu vực như giày da, dệt may…

Đã giải ngân hơn 11.000 tỉ đồng hỗ trợ hơn 11 triệu người

Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng thông tin một số nội dung về thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Nhìn tổng quan, các địa phương các cấp, ngành vào cuộc quyết liệt.

Thu Hà

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: An sinh xã hội được bảo đảm trong đại dịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.