Thứ bảy, 27/07/2024 07:43 (GMT+7)
Thứ năm, 09/09/2021 07:15 (GMT+7)

Xem xét miễn giảm giá cước Internet, tăng băng thông hỗ trợ dạy học trực tuyến

Theo dõi KTMT trên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có đề nghị xem xét mở rộng băng thông và miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo khi triển khai học trực tuyến trong thời gian dịch Covid-19

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị phối hợp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hỗ trợ ngành giáo dục trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay. Mục tiêu nhằm đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động dạy học trực tuyến và chuyển đổi số trong giáo dục.

Trong ngày 6 và 7/9, hầu hết địa phương trên cả nước triển khai học trực tuyến cho các cấp học. Theo phản ánh của người dân, tình trạng nghẽn mạng, rớt mạng xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi.

Do đó, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông đầu tư nâng cấp hạ tầng mở rộng băng thông Internet đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động dạy học trực tuyến và chuyển đổi số trong giáo dục.

Xem xét miễn giảm giá cước Internet, tăng băng thông hỗ trợ dạy học trực tuyến - Ảnh 1
Hầu hết địa phương trên cả nước đều triển khai học trực tuyến cho các cấp học do ảnh hưởng của dịch. (Ảnh minh họa)

Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông miễn giảm giá cước Internet cho học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là cước Internet 3G, 4G; giảm giá thuê dịch vụ máy chủ, dịch vụ Internet phục vụ đào tạo từ xa cho các cơ sở giáo dục đại học.

Tiếp tục nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, xây dựng học liệu số; ban hành văn bản hướng dẫn về sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19.

Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT ban hành hướng dẫn về sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến; chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, học liệu số; hỗ trợ nhà trường, học sinh, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên và giáo viên, giá cước sử dụng giải pháp phục vụ giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục cho các nhà trường, giá dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học.

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, trong chuyển đổi số giáo dục, đầu tiên cần một hạ tầng số băng thông rộng đến từng người dân và từng hộ gia đình. Hiện nay còn gần 2.000 điểm lõm sóng trên toàn quốc, Bộ TT&TT đặt mục tiêu hết năm 2021 sẽ không còn điểm lõm sóng.

Bộ trưởng cho rằng, để phát triển nhanh và bền vững thì giải pháp phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay là phát triển số, vì nó tiêu tốn ít tài nguyên nhất. Vì vậy, giải pháp đột phá trong giai đoạn 5 năm tới mà ngành GD&ĐT rất nên cân nhắc là chọn chuyển đổi số, coi đây là giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược chứ không phải là giải pháp tình huống ứng phó với đại dịch.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Xem xét miễn giảm giá cước Internet, tăng băng thông hỗ trợ dạy học trực tuyến. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.