Thứ hai, 07/04/2025 12:04 (GMT+7)
Thứ tư, 13/01/2021 16:15 (GMT+7)

WWF: Diện tích rừng biến mất trong thập kỷ qua lớn hơn cả nước Đức

Theo dõi KTMT trên

Những diện tích rừng rất lớn đang tiếp tục bị tàn phá hằng năm, chủ yếu phục vụ nông nghiệp quy mô lớn. Những khu vực đa dạng sinh thái đã bị phát quang để lấy chỗ canh tác và chăn nuôi.

WWF: Diện tích rừng biến mất trong thập kỷ qua lớn hơn cả nước Đức - Ảnh 1
Diện tích rừng bị chặt, đốt phá để làm nông nghiệp tại Rondonia, Brazil. (Ảnh: AFP)

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) ngày 12/1 cho biết hơn 43 triệu ha rừng - tức rộng hơn diện tích nước Đức - đã biến mất chỉ trong một thập kỷ qua, và đây chỉ là số liệu ghi nhận ở một số điểm nóng chặt phá rừng.

Những diện tích rừng rất lớn đang tiếp tục bị tàn phá hằng năm, chủ yếu phục vụ nông nghiệp quy mô lớn. Những khu vực đa dạng sinh thái đã bị phát quang để lấy chỗ canh tác và chăn nuôi.

Dữ liệu của WWF cho thấy chỉ 29 điểm nóng tại Nam Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á đã chiếm 50% tổng diện tích rừng bị tàn phá trên toàn cầu. Trong đó, các vùng rừng Amazon và Cerrado thuộc Brazil, vùng rừng Amazon thuộc Bolivia, rừng ở các nước Paraguay, Argentina, Madagascar, Malaysia, hay khu vực Sumatra và Borneo ở Indonesia là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn phá rừng.

Năm 2019, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) đã đưa ra báo cáo quan trọng chỉ ra một loạt hậu quả của việc phát quang rừng lấy đất sử dụng.

Trong khi đó, Ủy ban Liên hợp quốc về đa dạng sinh học nêu rõ 75% tổng diện tích đất trên toàn cầu bị thoái hóa nghiêm trọng do hoạt động của con người.

WWF kêu gọi cộng đồng quốc tế tránh sử dụng các sản phẩm liên quan đến phá rừng và hối thúc chính quyền các nước đảm bảo quyền và lợi ích của người dân bản địa, cũng như bảo tồn các khu vực đa dạng sinh học.

Trưởng nhóm nghiên cứu rừng của Liên hợp quốc Fran Raymond Price cho biết nạn phá rừng có thể có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm từ động vật giống như đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Theo bà Price, khi rừng bị thu hẹp, các loài động vật hoang dã có xu hướng tìm kiếm không gian sinh tồn mới. Điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện các căn bệnh truyền nhiễm mới, nhất là tại các khu rừng nhiệt đới đang bị phá hủy nghiêm trọng.

Rừng đóng vai trò như "lá phổi xanh" của Trái Đất, trong đó đất và các thảm thực vật hấp thu khoảng 1/3 lượng khí thải CO2. Tuy nhiên, nạn phá rừng hiện nay đang đe dọa nghiêm trọng sự đa dạng sinh học của Trái Đất./.

Bích Liên

Bạn đang đọc bài viết WWF: Diện tích rừng biến mất trong thập kỷ qua lớn hơn cả nước Đức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.
Hà Nam thúc đẩy phát triển kinh tế số
Vừa qua tỉnh Hà Nam vươn lên đứng đầu cả nước về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Hà Nam lọt top 10, xếp thứ 10/63 tỉnh thành. Kết quả này đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của Hà Nam trên bản đồ kinh tế số quốc gia.