Trong giai đoạn đầu, “Hộ chiếu Vườn quốc gia” được áp dụng tại 34 vườn quốc gia thuộc hệ thống rừng đặc dụng có hoạt động du lịch tại Việt Nam. Khách du lịch trong nước và quốc tế có thể sở hữu hộ chiếu bằng hình thức bản giấy hoặc hộ chiếu điện tử.
Trong Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được công bố, Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải vẫn tiếp tục được quy hoạch để phát triển rừng, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và giảm thiểu tác động của thiên nhiên.
Ngày 28/2, UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 394/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) miền Tây Nghệ An giai đoạn 2023-2027, định hướng đến 2030.
Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm cho 58 dự án điện tái tạo; VinFast chính thức chào sàn chứng khoán Mỹ, Biển Đông có thể đón 5-7 cơn bão; Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm cho 58 dự án điện tái tạo.
Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực tham gia các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học (ĐDSH) và đang hưởng ứng lời kêu gọi “Thập kỉ phục hồi hệ sinh thái” của Liên Hợp Quốc.
Ngày 9/5 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
Chiến dịch truyền thông giảm cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã, với thông điệp “Thịt rừng kề miệng, nguy cơ chực chờ” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các nguy cơ liên quan tới nạn tiêu thụ thịt động vật hoang dã.
Để thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch đã đề ra 8 nhiệm vụ cụ thể về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
Dự thảo Báo cáo Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đưa ra các chỉ tiêu quy hoạch đối với phân vùng môi trường; các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung; thiết lập khu vực bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Ngày 13/10, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) công bố báo cáo Sức sống Hành tinh 2022. Theo báo cáo, quần thể các loài hoang dã thuộc các lớp thú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá đã giảm trung bình 69% kể từ năm 1970.
Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có đầy đủ pháp luật về quản lý động vật, thực vật hoang dã. Trong đó, ưu tiên công tác bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam trong 5 năm tới.
“Bình Yên, về nào!” và “Hành trình tới Xuân Liên” là hai bộ phim tài liệu về chủ đề bảo tồn đa dạng sinh học và phúc lợi động vật mới được công chiếu tại Hà Nội.
Việc ban hành danh mục các loài động vật gây nuôi động vật hoang dã được phép nuôi vì mục đích thương mại được kỳ vọng là giải pháp bước đầu để ngăn chặn những lỗ hổng về mặt pháp luật hiện nay.
Mới đây, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định đã tặng bằng khen cho 1 kỹ sư điện vì đã có hành động mua lại cá thể rùa biển rồi liên hệ Chi cục Thủy sản Bình Định để giao nộp thả về tự nhiên.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên đất nước.
Chiều ngày 15/7, trong chuyến công tác tại Hậu Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi khảo sát thực địa tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng thuộc huyện Phụng Hiệp.
Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững 2021-2025 nhằm mục tiêu phát triển lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật theo hướng hiện đại; phát huy tiềm năng, vai trò của rừng để đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.