Thứ năm, 02/05/2024 02:35 (GMT+7)
Thứ hai, 28/11/2022 11:06 (GMT+7)

VUSTA tổ chức Hội thảo Góp ý cho Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Theo dõi KTMT trên

Để hoàn chỉnh dự thảo Tờ trình và Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) trước khi ban hành, Bộ Xây dựng đã đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia góp ý kiến cho Dự thảo Tờ trình và Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức hội thảo “Góp ý cho Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)” sáng nay (28/11/2022).

Căn cứ Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 06/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Nghị quyết số 530/NQ-UBTVQH15 ngày 12/7/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Bộ Xây dựng được giao chủ trì soạn thảo dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và báo cáo Chính phủ để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV (tháng 5/2023).

VUSTA tổ chức Hội thảo Góp ý cho Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) - Ảnh 1
Toàn cảnh buổi Hội thảo. (Ảnh Huyền Diệu)

TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc cho biết, trong thời gian gần đây, một số luật được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới thay thế như: Bộ Luật Dân sự, Luật Xây dựng, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức hợp tác công-tư v.v.. và trong các Luật này có nhiều nội dung quy định liên quan đến Luật Nhà ở năm 2014 như: Thủ tục đầu tư xây dựng, lựa chọn chủ đầu tư, ưu đãi chủ đầu tư dự án nhà ở v.v.. đã được sửa đổi, bổ sung dẫn đến sự không thống nhất trong các quy định của Luật Nhà ở hiện hành với các Luật này. Do đó, việc rà soát, điều chỉnh, sửa đổi các quy định có liên quan trong Luật Nhà ở năm 2014 để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật là rất cần thiết.

Sau khi TSKH. Phan Xuân Dũng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cũng phát biểu Những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Nhà ở (Sửa đổi). Sự cần thiết ban hành luật nhà ở (sửa đổi), sửa đổi Luật nhà ở để đảm bảo sự thông nhất với các luật khác có liên quan.

VUSTA tổ chức Hội thảo Góp ý cho Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) - Ảnh 2
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh. (Ảnh Huyền Diệu)

Các nội dung của Luật Nhà ở năm 2014 có liên quan đến các quy định của Luật Đất đai, đặc biệt là những chính sách lớn như vấn đề sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài, quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở… Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW, về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Do đó, việc bám sát Nghị quyết số 18-NQ/TW và các nội dung kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai để từ đó đề xuất chính sách sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến ngay sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới là hết sức cần thiết.

Mục đích  của việc xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) là nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở cho nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội; chính sách phát triển nhà ở phải phù hợp với Chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và đồng bộ, thống nhất với các cơ chế, chính sách có liên quan như đất đai, đầu tư, xây dựng, tài chính, tín dụng v.v..

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) trình bày nêu những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Nhà ở (Sửa đổi) tón tắt nhanh về nội dung Dự thảo Luật  Nhà ở (Sửa đổi). Mục đích, quan điể xây dựng Luật Nhà ở (Sửa đổi), phạm vi điều chỉnh, đốitượng áp dụng của Luật Nhà ở (Sửa đổi), dự kiếm nguồn lực...

VUSTA tổ chức Hội thảo Góp ý cho Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) - Ảnh 3
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng). (Ảnh: Huyền Diệu)

Để hoàn chỉnh dự thảo Tờ trình và Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) trước khi ban hành, Bộ Xây dựng đã đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia góp ý kiến cho Dự thảo Tờ trình và Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Việc Góp ý cho Dự thảo Luật Nhà ở sẽ tập trung ở các nội dung cơ bản của 8 nhóm chính sách gồm các quy định về: Sở hữu nhà ở; Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh; Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Chính sách về nhà ở xã hội; Quản lý, sử dụng nhà ở.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết VUSTA tổ chức Hội thảo Góp ý cho Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.
Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng năm 2024
Để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn, tòa soạn Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng các nhân sự cho vị trí Thư ký tòa soạn, Phóng viên, Biên tập viên hành chính làm việc tại Hà Nội, TP.HCM và Khu vực Đông Bắc Bộ.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới

Hải Dương: Rộn ràng pháo đất Ninh Giang
Pháo đất từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Ninh Giang (Hải Dương). Nhất là cứ mỗi độ hè sang, tiếng pháo lại âm vang, rộn rã khắp mọi miền quê.