Thứ sáu, 29/03/2024 17:13 (GMT+7)
Thứ bảy, 30/04/2022 06:00 (GMT+7)

Vinh quang Thành phố mang tên Người

Theo dõi KTMT trên

Cách đây 46 năm, ngày 2/7/1976, tại Kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, Thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Vinh dự lớn, trách nhiệm nặng nề

Cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập dân tộc, thống nhất non sông được kết thúc vẻ vang với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngày 30/4/1975, cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu mùa xuân mới đã về với dân tộc, non sông liền một dải; Bắc – Nam sum họp một nhà. 

Sau giải phóng, Thành phố Sài Gòn – Gia Định đã được cả nước chấm công xứng đáng mang huân danh “TP. Hồ Chí Minh”. Nghị quyết ngày 2/7/1976 của Quốc hội khóa VI - Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, đã Quyết nghị: “Xét rằng nhân dân Thành phố Sài Gòn - Gia Định luôn tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và tha thiết với việc Thành phố mang tên Người, xét rằng trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ, Thành phố Sài Gòn - Gia Định đã không ngừng phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, lập nhiều chiến công xuất sắc, xứng đáng được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định: Chính thức đặt tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh”.

Vinh quang Thành phố mang tên Người - Ảnh 1
Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định mít tinh chào mừng Thành phố chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: Ảnh tư liệu)

Được mang tên lãnh tụ Hồ Chí Minh, vị Cha già của dân tộc, là một vinh dự lớn, đồng thời cũng đòi hỏi trách nhiệm của Thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thành phố một tinh thần trách nhiệm cao, một bản lĩnh mới đầy năng động - sáng tạo. Và TP. Hồ Chí Minh đã không phụ tấm lòng của đồng bào cả nước.

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Thành phố phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự nhạy bén của những người đứng đầu xuất sắc (các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Phạm Hùng…), Đảng bộ, chính quyền các cấp của Thành phố đã trăn trở, tìm tòi cái mới để đưa Thành phố phát triển. Với phong cách dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, tập thể lãnh đạo Thành phố đã tạo nên xung lực mạnh mẽ, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy kinh tế - xã hội Thành phố.

Đặc biệt, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (khóa I) đã có 2 Nghị quyết quan trọng là Nghị quyết lần thứ 9 (1979) và Nghị quyết lần thứ 10 (1980) đề ra những hướng đột phá theo tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở. Thành phố đề ra “tìm nguồn nguyên liệu cho sản xuất”, lập Công ty xuất nhập khẩu trực tiếp (Direximco) và xuất – nhập khẩu Chợ Lớn (Cholimex) huy động vốn mua hàng xuất khẩu lấy ngoại tệ nhập nguyên liệu, vật tư cho sản xuất. Đồng thời, tổ chức một đợt khui các kho dự trữ từ trước đưa vật tư tồn đọng trang trải các xí nghiệp. Nhờ đó, Thành phố đã có nhiều gương sáng điển hình làm ăn theo “cơ chế Thành phố” như Công ty Bột giặt miền Nam, Dệt Thành Công, Công ty Lương thực Thành phố, Xí nghiệp Thuốc lá Thành phố, Bia Sài Gòn, Dệt Phong Phú, Phước Long, Caric, Sinco. Hàng vạn lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua, tổ đội Lao động xã hội chủ nghĩa xuất hiện được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương, Hội đồng Bộ trưởng cấp Bằng khen…

Vinh quang Thành phố mang tên Người - Ảnh 2
Nghị quyết của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ nhất về việc chính thức đặt tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên báo Sài Gòn Giải phóng số 368, ngày 12/7/1976. (Nguồn: Ảnh tư liệu)

Diện mạo đô thị sau 46 năm Thành phố mang tên Bác ngày càng văn minh, hiện đại. TP. Hồ Chí Minh đã và sẽ khẳng định vị thế là “thủ phủ kinh tế” của cả nước. Qua hơn 35 năm cùng cả nước thực hiện công cuộc Đổi mới, Thành phố đã có sự tăng tốc mạnh mẽ, vững bước xây dựng Thành phố ngày càng phát triển. Bước vào Đổi mới (năm 1986) GDP Thành phố chỉ chiếm 13-14% của cả nước, qua 35 năm đã chiếm 21,5%, có năm đạt cao hơn.

Giữ vững là đầu tàu kinh tế của cả nước

Từ đầu năm 2021 đến nay, mặc dù bị tác động lớn bởi đại dịch Covid-19, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tiêu biểu như, tổng thu Ngân sách Nhà nước vượt 4,5% dự toán, đạt trên 381.000 tỷ đồng; thu hút FDI đạt 7,23 tỷ đô la (bằng 138,6% so cùng kỳ năm 2020), kiều hối tăng, xuất khẩu tăng; có 5/9 ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển Thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Đó là xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành Thành phố thông minh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước; là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

Để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ trên, TP. Hồ Chí Minh đã đề ra 4 chương trình phát triển với 3 chương trình đột phá và 1 chương trình trọng điểm. Việc đề ra 4 Chương trình phát triển là một trong những điểm nổi trội đặc biệt nhất, thể hiện sự đổi mới, sáng tạo và tinh thần quyết tâm cao, ý chí vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thành phố, đưa Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới là một đại đô thị thông minh, năng động, sáng tạo với khả năng cạnh tranh và đẳng cấp khu vực, quốc tế trong tương lai.

Vinh quang Thành phố mang tên Người - Ảnh 3
Toàn cảnh tòa nhà Landmark 81 tại Thành phố Hồ Chí Minh, biểu tượng cho sự phát triển năng động của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Thành phố cũng đã nỗ lực triển khai thực hiện chủ đề “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”. Năm 2021 là năm đầu tiên Thành phố Thủ Đức đi vào hoạt động theo Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 và là năm đầu tiên thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân chuyển biến mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả có ý nghĩa… Trong 2 tháng đầu năm 2022, kinh tế - xã hội Thành phố phục hồi khá nhanh, có nhiều tín hiệu vui. Thành phố đã kiểm soát dịch có hiệu quả; triển khai tốt Chiến dịch bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao, bước đầu có hiệu quả chiến dịch bảo vệ trẻ em…

Phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về kết quả công tác năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, tình hình thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, năm 2021, TP. Hồ Chí Minh đã chịu tác động rất nặng nề của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư. Tuy vậy, Thành phố đã khắc phục mọi khó khăn, thách thức, thể hiện sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính tri, có nhiều mô hình hay, từng bước kiểm soát được dịch bệnh để trở lại điều kiện bình thường mới, duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để Thành phố phục hồi và phát triển đột phá hơn trong những năm tiếp theo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị TP. Hồ Chí Minh tập trung triển khai hiệu quả 51 chương trình, đề án trong 3 Chương trình đột phá và 1 chương trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI; đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng Quy hoạch Thành phố theo tiến độ; quy hoạch không gian ngầm đô thị. Tập trung tổng kết Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 gắn với tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hồ Chí Minh.

Vinh quang Thành phố mang tên Người - Ảnh 4
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: Quốc hội)

“Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh; tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng Thành phố thành nơi đáng sống, là đầu tàu, là hình mẫu của cải cách, đổi mới và phát triển của cả nước".

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Vinh quang Thành phố mang tên Người. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội dự kiến xây đường tàu dọc 2 bờ sông Hồng
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, Thủ đô sẽ nghiên cứu hệ thống xe buýt hiện đại hoặc tuyến monorail (hệ thống đường tàu một ray) chạy ven 2 bờ sông Hồng để kết hợp du lịch, cảnh quan.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.