Thứ năm, 25/04/2024 17:58 (GMT+7)
Thứ năm, 28/04/2022 07:00 (GMT+7)

Kinh tế Việt Nam nhìn từ những thành phố lớn

Theo dõi KTMT trên

Những điểm sáng về kinh tế tại các thành phố lớn trong năm 2021 cho thấy khả năng ứng phó, sức sống các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện khắc nghiệt của dịch bệnh, tiếp tục phát huy vai trò vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

Năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế – xã hội nước ta vẫn duy trì tăng trưởng và đạt được kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự nỗ lực thực hiện của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.

Các cơ quan ở Trung ương và địa phương đã thực hiện tốt và hiệu quả công tác phòng, chống dịch; nhanh chóng triển khai Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ, hỗ trợ mua và tự nghiên cứu, sản xuất vaccine, tiêm phòng miễn phí cho người dân nhằm đạt mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2021 cao nhất có thể. Nền kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng, tuy không đạt được mục tiêu đề ra nhưng an sinh xã hội được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.

Kinh tế Việt Nam nhìn từ những thành phố lớn - Ảnh 1
Các thành phố lớn tiếp tục phát huy vai trò vùng kinh tế trong điểm của cả nước. (Ảnh minh họa)

Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhiều địa phương đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, duy trì phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh, xã hội. Cả nước có 54 địa phương tăng trưởng GRDP cao hơn năm trước và 9 địa phương tăng trưởng âm.

Xét riêng trong số 5 thành phố trực thuộc Trung ương (TPTTTW), Hải Phòng là địa phương có tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 dẫn đầu cả nước, đạt 12,38%. Đây cũng là một trong hai tỉnh, thành phố có tăng trưởng đạt hai con số. Đà Nẵng duy trì tăng trưởng dương nhưng với mức tăng nhẹ 0,18%. Trong khi đó, tăng trưởng GRDP của Cần Thơ giảm 2,79% và TP. Hồ Chí Minh giảm 6,78%, thấp nhất cả nước.

Với TP. Hà Nội, mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước nhưng GRDP của Thành phố chỉ tăng 2,92%, xếp vị trí thứ 40/63 tỉnh, TPTTTW. GRDP của Hà Nội năm 2021 ước tính tăng 2,92% so với năm 2020, thấp hơn mức tăng trưởng 4,18% của năm 2020.

Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính tăng 3,85%, đóng góp 0,87 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP toàn Thành phố. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn mặc dù sản xuất cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhất là các ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm và sử dụng nhiều nguyên, vật liệu, phụ kiện nhập khẩu.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,46%, đóng góp 0,07 điểm %. Khu vực dịch vụ tăng 2,71%, đóng góp 1,72 điểm phần trăm, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây do các ngành, lĩnh vực như: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xuất nhập khẩu, vui chơi, giải trí…. chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tính tăng 2,19%, đóng góp 0,25 điểm % mức tăng chung.

Kinh tế Việt Nam nhìn từ những thành phố lớn - Ảnh 2
Tốc độ tăng trưởng GRDP tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương. (Đồ họa: Vietnambiz)

Mặc dù dẫn đầu cả nước với tốc độ tăng GRDP nhưng kinh tế thành phố Hải Phòng cũng chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, nhiều chỉ tiêu đều thấp hơn kế hoạch đề ra. Trong mức tăng trưởng 12,38% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,49%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 19,04%, đóng góp 9,85 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,13%, đóng góp 1,96 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,21%, đóng góp 0,51 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng, là động lực tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng với mức tăng 22,46%, đóng góp 9,35 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Các ngành chủ lực như: sản xuất thiết bị tự động, sản xuất điện thoại và linh kiện, sản xuất xe máy điện, sản xuất ô tô, sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng duy trì mức tăng cao trong năm 2021.

Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực du lịch, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong quý III/2021, khi dịch bùng phát mạnh tại địa phương. Trong mức tăng 0,18% của toàn nền kinh tế thành phố Đà Nẵng, duy nhất có khu vực dịch vụ tăng 1,24%, đóng góp 0,83 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,38%, làm giảm 0,05 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp, xây dựng giảm 2,13%, làm giảm 0,45 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 1,44%, làm giảm 0,15 điểm phần trăm.

Tăng trưởng GRDP năm 2021 của Cần Thơ giảm 2,79% so với năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,12%, đóng góp 0,13 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực dịch vụ tăng 0,79%, đóng góp 0,40 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm mạnh 10,70%, làm giảm 3,31 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,16%, làm giảm 0,01 điểm phần trăm.

Kinh tế – xã hội TP. Hồ Chí Minh năm 2021 suy giảm nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng GRDP thấp nhất cả nước, với mức giảm 6,78% so với năm trước, trong đó quý III giảm hơn 24% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực dịch vụ (chiếm 64,3% GRDP của thành phố), giảm 5,5% so với năm trước, làm giảm 3,41 điểm phần trăm trong tốc độ tăng chung của toàn nền kinh tế Thành phố; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 12,96%, làm giảm 3,24 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 13,68%, làm giảm 0,07 điểm phần trăm; thuế sản phẩm giảm 0,43%, làm giảm 0,05 điểm phần trăm.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Việt Nam nhìn từ những thành phố lớn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.