Thứ hai, 27/01/2025 11:37 (GMT+7)
Chủ nhật, 26/01/2025 06:15 (GMT+7)

VIASEE với vấn đề xây dựng hệ sinh thái khai thác và chế biến Bauxite hướng tới phát triển bền vững

Theo dõi KTMT trên

Ngày 10 tháng 3 năm 2020, Hội Kinh tế môi trường Việt Nam có Kiến nghị số 12-20/HKTMTVN gửi Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về kinh tế xã hội Về việc khai thác, chế biến khoáng sản Bauxite và phát triển ngành công nghiệp nhôm tại Tây Nguyên.

VIASEE với vấn đề xây dựng hệ sinh thái khai thác và chế biến Bauxite hướng tới phát triển bền vững - Ảnh 1
Quặng tinh bauxite đã chế biến được tập kết tại kho chứa.

Tại văn bản này, Hội Kinh tế môi trường Việt Nam đánh giá ‘Bauxite là tài nguyên khoáng sản có quy mô trữ lượng lớn và giá trị vào loại cao nhất của nước ta. Với trữ lượng ước tính 7 tỷ tấn có khả năng tạo ra 1,7 tỷ tấn alumin là loại khoáng sản có thể khai thác và chế biến thuận lợi vào thời điểm hiện nay’, bao gồm: Việt Nam đã hoàn thiện công nghệ sản xuất alumin; đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân đã vận hành tốt các thiết bị công nghệ và có khả năng tự mở rộng quy mô sản xuất không cần sự cố vấn của chuyên gia nước ngoài; giá bán alumin hiện nay và giai đoạn sắp tới cao hơn hơn nhiều so với chi phí sản xuất, nếu thị trường thuận lợi việc chế biến quặng Bauxite thành alumin có thể tạo ra lợi nhuận ròng 200-300 tỷ USD; các nghi vấn và khó khăn về vấn đề môi trường trong khai thác và chế biến Bauxite vào thời điểm năm 2010 như: xử lý bùn đỏ, tận dụng bùn quặng đuôi đã có phương hướng giải quyết.

Kiến nghị này của Hội Kinh tế môi trường Việt Nam được rút ra từ kết quả nghiên cứu và phân tích của hàng chục bài báo khoa học đăng trong tạp chí Kinh tế môi trường trong các năm 2019-2020 của các tác giả là nhà khoa học của Hội. Trên cơ sở các nghiên cứu chi tiết tiếp theo trong các năm 2021-2022, các cán bộ của Trung tâm Kinh tế môi trường thuộc Hội Kinh tế môi trường Việt Nam đã đăng ký và được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích ‘Quy trình sản xuất vật liệu xây dựng bùn đỏ phát sinh từ quá trình sản xuất alumin; Phục hồi đất trên đáy mỏ khai thác Bauxite’; đồng thời với việc đăng ký quyền tác giả hai sản phẩm này tại Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

VIASEE với vấn đề xây dựng hệ sinh thái khai thác và chế biến Bauxite hướng tới phát triển bền vững - Ảnh 2
Sản phẩm alumin của Nhà máy Alumin Nhân Cơ được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng và xuất khẩu đi nhiều thị trường lớn. Ảnh: TKV

Ngày 18/07/2023 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 866/QĐ-TTg đặt ra các mục tiêu: Đến năm 2030: sản lượng khai thác bauxite vào năm 2030 là 114,5 triệu tấn, sản lượng alumin hàng năm 11,6-18,65 triệu tấn, sản lượng kim loại nhôm hàng năm 1.2-1.5 triệu tấn. Giai đoạn 2031-2050 sản lượng hàng năm: khai thác 118 triệu tấn bauxite, sản xuất 12 -19,2 triệu tấn alumin và kim loại nhôm 2,25-2,45 triệu tấn. Với tiềm năng trữ lượng 4,2 tỷ tấn quặng bauxite nguyên khai; quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ; tỉnh Đắk Nông đặt ra mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp khai thác, chế biến bauxite – alumin – nhôm quốc gia. Dự kiến đến năm 2030 tỉnh Đắk Nông sẽ hình thành 5 khu công nghiệp khai thác, chế biến bauxite – alumin – nhôm: Nhân Cơ, Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk Song 1, 2 với tổng sản lượng alumin hàng năm khoảng 10 triệu tấn. Với thực tế sản xuất tại 2 nhà máy thử nghiệm Tân Rai và Nhân Cơ của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt, doanh thu từ sản xuất alumin hàng năm của tỉnh Đắk Nông có thể đạt 6-7 tỷ USD và lợi nhuận có thể đạt 3-4 tỷ USD. Và nếu khai thác và chế biến hết trữ lượng 4,2 tỷ tấn quặng nguyên khai thành alumin, tỉnh Đắk Nông có thể có doanh thu 600-700 tỷ USD. Với trữ lượng dự kiến 7-9 tỷ tấn quặng bô xít thì tiềm năng thu nhập từ khai thác, chế biến bauxite – alumin – nhôm của Việt Nam là rất lớn.

Tuy nhiên, thực tế khai thác, chế biến bauxite – alumin – nhôm hiện nay tại Tây Nguyên đang tồn tại nhiều rào cản hay nói cách khác là nhiều điểm nghẽn: rào cản về thể chế, chính sách (chồng chéo quy hoạch, mất đất canh tác, v.v.); rào cản về hạ tầng kỹ thuật (giao thông, năng lượng, hóa chất, v.v.); rào cản về môi trường và bảo vệ môi trường (xử lý bùn đỏ, bùn đuôi quặng, phục hồi moong sau khai thác, xử lý khí thải độc hại, v.v.); rào cản khác (thiếu mô hình HST công nghiệp, thiếu nguồn nhân lực, v.v.). Lấy tỉnh Đắk Nông làm ví dụ: nếu khai thác hết quặng bô xít thì 28,5 - 32% diện tích đất canh tác toàn tỉnh thành moong, 16,46% diện tích đất toàn tỉnh thành hồ chứa bùn đuôi quặng và 6% diện tích đất toàn tỉnh thành hồ chứa bùn đỏ. Với các rào cản như trên, việc phát triển hoạt động khai thác, chế biến bauxite – alumin – nhôm còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí với công suất chỉ có 650.000 tấn alumin / năm, hai dự án thử nghiệm của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có những lúc không thu hồi được đất để khai thác bauxite, cũng như đang gặp khó khăn trong việc lấy đất làm hồ chứa bùn đuôi quặng và bùn đỏ.

VIASEE với vấn đề xây dựng hệ sinh thái khai thác và chế biến Bauxite hướng tới phát triển bền vững - Ảnh 3
Nhà máy Alumin Nhân Cơ tại Đắk Nông.

Phương án khả thi để giải quyết các điểm nghẽn trong khai thác, chế biến bauxite – alumin – nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng là áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đã được các nhà khoa học của Hội Kinh tế môi trường Việt Nam đưa ra. Theo mô hình kinh tế tuần hoàn này, nguyên vật liệu đầu vào là quặng nguyên khai từ các moong, nước, hóa chất, than, dầu. Sản phẩm đầu ra là alumin, vật liệu xây dựng và các moong khai thác đã phục hồi thành đất canh tác. Nguồn gây ô nhiễm chính là bùn đỏ đã được tận dụng để chế biến thành vật liệu xây dựng, hoặc sử dụng cho các mục đích khác. Nguồn tài nguyên bị lãng phí là bùn đuôi quặng được chuyển trở lại moong để tạo ra dinh dưỡng cho đất canh tác và cải tạo địa hình. Nước trong dây chuyền tuyển quặng hay dây chuyền sản xuất alumin theo công nghệ Bayer được tái tuần hoàn. Các chất thải của các dây chuyền phụ như: nung vôi, nhà máy điện có thể làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất vật liệu. Ba giải pháp công nghệ quan trọng nhất trong xây dựng mô hình này là: sử dụng bùn đuôi quặng để san lấp các moong sau khai thác quặng bauxite, tận dụng bùn đỏ và chất thải tro xỉ để sản xuất vật liệu xây dựng, cải tạo các moong chứa bùn đuôi quặng thành đất canh tác.

Dựa trên nguyên lý mô hình kinh tế tuần hoàn đã trình bày trên, Trung tâm kinh tế môi trường thuộc Hội Kinh tế môi trường Việt Nam đã đưa ra mô hình hệ sinh thái công nghiệp khai thác và chế biến bauxite – alumim - nhôm đã được tỉnh Đắk Nông tiếp nhận và giao làm chủ trì nhiệm vụ khoa học ‘Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Nông thành Trung tâm công nghiệp khai thác, chế biến bauxite – alumin – nhôm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045’. Hy vọng với mô hình hệ sinh thái công nghiệp bauxite – nhôm, các nhà khoa học của Hội Kinh tế môi trường Việt Nam sẽ có đóng góp cho giai đoạn phát triển mới của đất nước và dân tộc như lời của Tổng Bí thư Tô Lâm: ‘Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc’.

PGS.TS Lưu Đức Hải
Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam

Bạn đang đọc bài viết VIASEE với vấn đề xây dựng hệ sinh thái khai thác và chế biến Bauxite hướng tới phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin buồn
Chi bộ Cơ quan Hội Kinh tế môi trường Việt Nam, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội Kinh tế môi trường Việt Nam, Tạp chí Kinh tế môi trường cùng gia quyến vô cùng thương tiếc báo tin:

Tin mới

Vượt đường xuân rừng Đông Bắc
Những bước đi trong mây/Dõi theo tìm điểm quặng/Những con đường thầm lặng/Suốt đời tìm tài nguyên. Xuyên qua bao vực sâu đèo cao hun hút gió, thơ vẫn miên man, thơ của người địa chất vùng Đông Bắc.
Chào đón thời đại của tài nguyên DUCA
Thời kỳ 2025-2030 được dự báo là giai đoạn khởi đầu mạnh mẽ cho chuyển đổi kép tại Việt Nam, trong đó các hệ thống chuỗi có tác động sâu rộng trong mọi mặt của cuộc sống thông qua sự phát triển mạnh mẽ của nguồn tài nguyên mới mang tên DUCA.
Nếp nhà
Mỗi khi Tết đến xuân về mọi người thường nhắc nhau giữ lấy gia phong, gia bản. Còn bà mẹ nông dân cả đời thắt lưng bó que, chắt chiu, thuần hậu thì bảo, đói no không ai biết nhưng nếp nhà mà xộc xệch thì chả làm sao giấu được thiên hạ.