Thứ năm, 25/04/2024 15:42 (GMT+7)
Thứ năm, 15/12/2022 07:02 (GMT+7)

Từ năm 2023, EU sẽ áp dụng thuế nhập khẩu vào phát thải khí nhà kính

Theo dõi KTMT trên

Mức thuế nhập khẩu tại EU phụ thuộc vào hàm lượng phát thải khí nhà kính sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2023 với nhiều sản phẩm nhập khẩu thuộc các nhóm hàng: Điện, sắt thép, phân bón, nhôm và xi măng.

Cần giảm lượng phát thải và phát triển xanh trong sản xuất

Vấn đề này đẩy mạnh hoạt động kinh tế môi trường, ứng dụng phát triển xanh trong các hoạt động sản xuất, kinh tế trên toàn cầu và đặc biệt là các nước có lượng hàng xuất khẩu lớn vào các nước thuộc Liên Minh châu Âu (EU). Việt Nam là một nước có lượng nông sản xuất khẩu lớn. Về thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU hai năm đầu thực thi (8/2020-7/2022) đạt 83,4 tỷ USD, tức trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn tới 24% so với kim ngạch xuất khẩu trung bình năm giai đoạn 2016-2019 trước đó.

EU tuy không phải là một thị trường truyền thống của nước ta nhưng các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất vẫn hướng đến các thị trường này vì mức lợi nhuận lớn hơn. Sau khi chính sách này được ban hành, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng giảm lượng phát thải và phát triển xanh trong sản xuất.

Từ năm 2023, EU sẽ áp dụng thuế nhập khẩu vào phát thải khí nhà kính - Ảnh 1

Mức thuế nhập khẩu tại EU phụ thuộc vào hàm lượng phát thải khí nhà kính sẽ được áp dụng với nhiều sản phẩm nhập khẩu thuộc các nhóm hàng. (Ảnh minh họa)

Dường như nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự dành mối quan tâm hàng đầu cho vấn đề này, bởi cho rằng mốc thời gian đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 còn rất dài và vẫn có thể đủng đỉnh. Thế nhưng, những chuyển động chính sách của EU và Mỹ-hai thị trường xuất khẩu rất lớn và quan trọng của hàng hóa Việt Nam-đã cho thấy, hạn chế phát thải khí nhà kính không còn đơn thuần là chung tay với Chính phủ để giữ gìn môi trường xanh cho đất nước, thực hiện cam kết quốc tế nữa, mà đã gắn liền với lợi ích, với sự sống còn của chính các doanh nghiệp.

Nếu không đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa của doanh nghiệp sẽ rất cao, từ đó hàng hóa của doanh nghiệp sẽ có giá bán rất cao nên rất khó cạnh tranh trên thị trường. Bởi thế, doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải nhanh chóng rà soát lại chiến lược sản xuất, kinh doanh; dần thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu, kém thân thiện với môi trường; thúc đẩy chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo trong sản xuất, kinh doanh.

Thuế carbon giúp các nước châu Á giảm lượng khí thải

Các cơ quan hữu quan cũng cần tăng cường tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, đẩy mạnh truyền thông để trao đổi thông tin, truyền dẫn thông điệp tới người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật để hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy người dân, doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh. Nhà nước cần đồng hành mạnh mẽ hơn với các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh sang thân thiện với môi trường, tiến tới đưa phát thải ròng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh về 0 càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) đã đưa ra cam kết mạnh mẽ rằng, Việt Nam sẽ phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hơn một năm qua, câu chuyện chuyển đổi năng lượng, hạn chế năng lượng hóa thạch, tiến tới sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo, năng lượng thân thiện với môi trường để thực hiện cam kết quốc gia liên tục được đặt ra trong nhiều cuộc làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhằm tìm giải pháp thực hiện cam kết một cách mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất.

Khi làm việc với các đối tác nước ngoài, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cũng luôn bày tỏ mong muốn trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này. Chuyển đổi năng lượng, sản xuất xanh, tăng trưởng bền vững là những thuật ngữ đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Cùng với đó, từ mấy năm nay, các dự án điện gió, năng lượng mặt trời đang phát triển rất mạnh, có những dự án công suất lên tới hàng trăm megawatt cho thấy rất rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết tại COP26, thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng trong sản xuất, kinh doanh và cả sinh hoạt.

Về thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU hai năm đầu thực thi (8/2020-7/2022) đạt 83,4 tỷ USD, tức trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn tới 24% so với kim ngạch xuất khẩu trung bình năm giai đoạn 2016-2019 trước đó.

Nghị sỹ châu Âu Mohammed Chahim khẳng định CBAM sẽ là trụ cột quan trọng trong các chính sách khí hậu của châu Âu. Ông nhấn mạnh đây là một trong những cơ chế duy nhất mà EU có để khuyến khích các đối tác thương mại khử cacbon trong lĩnh vực sản xuất. Dự kiến, 27 quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM vào tháng 10/2023. Việc lên thời gian biểu để thực hiện cơ chế này sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra vào cuối tuần này. EU cam kết nhằm giảm 55% lượng khí thải ròng vào năm 2030 so với các mức ghi nhận năm 1990 và đạt mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Từ năm 2023, EU sẽ áp dụng thuế nhập khẩu vào phát thải khí nhà kính. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.