Thứ bảy, 23/11/2024 11:37 (GMT+7)
Thứ hai, 11/07/2022 15:55 (GMT+7)

Không thực hiện trách nhiệm tái chế, doanh nghiệp có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng

Theo dõi KTMT trên

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 2 năm.

Không phân loại rác sinh hoạt bị phạt đến 1 triệu đồng

Chính phủ ban hành Nghị định 45/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, trong đó, bổ sung thêm quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt, có hiệu lực từ 25/8.

Người dân cần lưu ý sẽ phải chia rác theo 3 loại: rác tái chế, tái sử dụng; rác thực phẩm; các loại chất thải rắn khác. Cũng theo Luật Bảo vệ môi trường, nếu ai không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định, các cơ sở thu gom, vận chuyển có quyền từ chối thu gom.

Không thực hiện trách nhiệm tái chế, doanh nghiệp có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng - Ảnh 1
Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn sẽ góp phần bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa)

Nghị định 45/2022 quy định cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao theo quy định.

- Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với hành vi không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

Phạt đến 2 tỷ đồng đối với doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm tái chế

Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có các hành vi như: Không công khai, cung cấp thông tin về sản phẩm, bao bì; Vi phạm quy định thuê đơn vị tái chế, ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức tái chế; Vi phạm quy định về thực hiện tỷ lệ tái chế bắt buộc; Vi phạm quy định nộp đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế, có thể bị phạt tiền cao nhất lên tới 2 tỷ đồng và buộc nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Ngoài hình phạt tiền, doanh nghiệp đó còn buộc phải cung cấp thông tin, công khai thông tin; buộc chấm dứt hợp đồng và công khai thông tin vi phạm.

Với các hành vi vi phạm vi phạm quy định đáp ứng yêu cầu thực hiện tái chế như: Ký hợp đồng thực hiện tái chế với nhà sản xuất, nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu; Ký hợp đồng ủy quyền tổ chức tái chế với nhà sản xuất, nhà nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu; Sử dụng phế liệu nhập khẩu để tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu;

Sử dụng một kết quả tái chế để ký hợp đồng với nhiều nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc sử dụng một kết quả tái chế để vừa ký hợp đồng với nhà sản xuất, nhập khẩu và vừa đề nghị được hỗ trợ tái chế, doanh nghiệp có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng và buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Chấm dứt hợp đồng; Xoá tên khỏi danh sách tổ chức, đơn vị tái chế, tổ chức được ủy quyền tái chế; Công khai thông tin vi phạm.

Riêng với các hành vi vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải như: Kê khai sai, kê khai thiếu thông tin trong bản kê khai đóng góp tài chính; Nộp bản kê khai đóng góp tài chính quá thời hạn quy định; Kê khai sai, kê khai không đầy đủ, thiếu trung thực số tiền phải đóng góp, doanh nghiệp có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng và phải nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường để thực hiện trách nhiệm vi phạm; Công khai thông tin vi phạm.

Bên cạnh đó, nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT đã đưa ra các quy định cụ thể về việc sử dụng khoản tiền đóng góp vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của các doanh nghiệp khi thực hiện EPR. Khoản tiền này sau khi trích chi phí quản lý hành chính theo quy định được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải. Đối tượng được hỗ trợ là doanh nghiệp tái chế các sản phẩm, bao bì quy định tại Phụ lục XXII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Mỗi doanh nghiệp tái chế được hỗ trợ chi phí tái chế 1 lần/năm thông qua hợp đồng hỗ trợ tái chế. Doanh nghiệp tái chế không được tái chế thấp hơn khối lượng đề nghị hỗ trợ. Và, việc hỗ trợ tái chế được xác định theo khối lượng tái chế hoàn thành của doanh nghiệp tái chế nhưng không bao gồm khối lượng tái chế không đạt quy cách tái chế bắt buộc quy định.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 2 năm.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Không thực hiện trách nhiệm tái chế, doanh nghiệp có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới