Thứ sáu, 22/11/2024 17:04 (GMT+7)
Thứ sáu, 21/02/2020 10:30 (GMT+7)

Trung Quốc hạ lãi suất cho vay nhằm làm dịu tác động của dịch Covid-19

Theo dõi KTMT trên

Trung Quốc ngày 20/2 đã hạ lãi suất cho vay cơ bản (LPR) nhằm gia tăng thanh khoản cho thị trường và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cuộc chiến ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Trung Quốc hạ lãi suất cho vay nhằm làm dịu tác động của dịch Covid-19 - Ảnh 1
Quang cảnh bên ngoài Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. (Ảnh: CryptoNews)

Trung Quốc ngày 20/2 đã hạ lãi suất cho vay cơ bản (LPR) nhằm gia tăng thanh khoản cho thị trường và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cuộc chiến ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Theo Trung tâm vốn liên ngân hàng quốc gia thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC-ngân hàng trung ương), LPR kỳ hạn 1 năm giảm từ 4,15% một tháng trước xuống còn 4,05%, trong khi LPR kỳ hạn trên 5 năm giảm 5 điểm cơ bản xuống 4,75%.

Động thái trên được đưa ra đúng với dự đoán của thị trường, trong bối cảnh Trung Quốc đang tiếp tục bơm tiền vào thị trường nhằm xoa dịu tác động của dịch Covid-19.

Trước đó, PBoC đã giảm 10 điểm cơ bản lãi suất của công cụ cho vay trung hạn (MLF), đồng thời bơm 300 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 42,8 tỉ USD) vào thị trường tài chính thông qua các hợp đồng mua lại đảo ngược và MLF.

Ông Wen Bin, trưởng bộ phận phân tích của Ngân hàng China Minsheng Bank, cho rằng việc giảm LPR sẽ giúp các doanh nghiệp ứng phó với những áp lực từ dịch bệnh và giảm chi phí vốn cho nền kinh tế.

Cũng theo chuyên gia này, LPR kỳ hạn trên 5 năm giảm 5 điểm cơ bản sẽ giúp thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và giữ ổn định thị trường bất động sản.

Tính đến ngày 14/2, các ngân hàng ở Trung Quốc đã cũng cấp hơn 537 tỉ Nhân dân tệ hỗ trợ tín dụng nhằm giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19.

PBoC mới đây cũng cam kết sẽ đưa ra nhiều hỗ trợ tín dụng và tiền tệ hơn nữa để đối phó với tác động của dịch Covid-19.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc hạ lãi suất cho vay nhằm làm dịu tác động của dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới