Trồng rừng và phục hồi các rừng đặc dụng đầu nguồn ở Cà Mau và Đồng Nai
Dự án án trồng rừng tại Cà Mau và Đồng Nai với mục tiêu góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam. Dự kiến sẽ có khoảng hơn 200.000 cây Mắm trắng mọc lên từ khu rừng trong vòng 6 năm tới.
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đa dạng và đặc trưng nhất trong các hệ rừng. Trong danh sách rừng ngập mặn thế giới, rừng ngập mặn Cà Mau chỉ đứng sau rừng Amazon của Nam Mỹ. Với tổng diện tích lên đến 63.017ha, rừng ngập mặn Cà Mau trải dài 6 huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Ngọc Hiển và Năm Căn. Phần lớn diện tích rừng ngập mặn nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau và hơn 15.000ha thuộc vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
Về thảm thực vật, theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau năm 2006 có 22 loài cây, trong đó nổi bật nhất loại cây chịu phèn chịu mặn như đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, v.v. và có thêm các loại dương xỉ, dây leo khác. Trong đó, đước là loài cây chiếm đại đa số nên nhiều người còn gọi là rừng đước Cà Mau.
Trong khi đó, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu. Vì vậy, một trong những giải pháp bền vững và thiết thực nhất mà chúng ta cần làm ngay lúc này là trồng rừng, phục hồi các rừng đặc dụng đầu nguồn như rừng Cà Mau và Đồng Nai.
Mới đây, British American Tobacco (BAT) tại Việt Nam hợp tác cùng Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia thực hiện dự án trồng rừng tại Cà Mau và Đồng Nai với diện tích 120 ha trong giai đoạn 2022-2025.
Chia sẻ về Dự án này, bà Đỗ Hoàng Anh, Giám đốc phụ trách Pháp chế và Đối ngoại của BAT tại Việt Nam cho hay, tại BAT, phát triển bền vững không chỉ thông qua dự án hợp tác trồng rừng hay những hoạt động về quản trị môi trường trong sản xuất mà nó là một hành trình toàn diện, không ngừng nghỉ cả ở các khía cạnh xã hội và quản trị. Chính điều này đã giúp BAT tại Việt Nam gặt hái được những kết quả nhất định như được vinh danh trong Top 100 “Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam” (CSI 2021) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Hội đồng Phát triển Bền vững quốc gia trao tặng đầu tháng 12/2021 tại Hà Nội.
Cụ thể, BAT Việt Nam và Gaia tổ chức chương trình khoanh nuôi và chuyển hóa 40 ha bãi bồi thành rừng tại vùng lõi Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Dự kiến sẽ có khoảng hơn 200.000 cây Mắm trắng mọc lên từ khu rừng trong vòng 6 năm tới.
Chương trình có sự tham dự của các nhân viên, tình nguyện viên Gaia, các cán bộ thuộc Ban quản lý Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và đặc biệt là hơn 40 quản lý và nhân viên của BAT đã di chuyển từ TP.HCM để trực tiếp tham gia vào hoạt động khoanh nuôi, cùng sự giúp sức của người dân địa phương. Theo đó, Dự án án trồng rừng tại Cà Mau và Đồng Nai với mục tiêu góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Gần đây nhất, trong tháng 7, hơn 50 quản lý và nhân viên BAT cũng đã tham gia trồng 1.000 cây rừng cùng Gaia tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai.
Các hoạt động này là một phần trong dự án hợp tác giữa BAT Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia trong giai đoạn 2022-2025 nhằm phủ xanh hơn 120 ha rừng, dự kiến bao gồm 4 ha tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai và 120 ha tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Bên cạnh mục tiêu chính là giúp trung hòa Carbon hướng đến phát thải ròng bằng 0 (thông qua lượng carbon được hấp thụ), chương trình còn mang đến nhiều giá trị bền vững và lợi ích cho cộng đồng.
Trong năm đầu tiên thực hiện 2022, BAT Việt Nam đã cùng Gaia trồng 2 ha tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai và 40 ha tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Số lượng này sẽ được Gaia chăm sóc, giám sát và báo cáo trong các năm tiếp theo để đảm bảo tỷ lệ sống của cây ở mức 80%.
Tiếp đó, kế hoạch cho các năm tiếp theo sẽ được BAT Việt Nam và Gaia cùng thảo luận và thống nhất, dựa trên kết quả sơ bộ của năm đầu tiên, kế hoạch hoạt động của mỗi bên cũng như những thay đổi trong hiện trạng rừng tại từng địa phương.
Nhà sáng lập và Giám đốc Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia bà Đỗ Thị Thanh Huyền chia sẻ, “Gaia rất trân trọng sự đồng hành và tầm nhìn của BAT Việt Nam trong chiến lược phát bền vững. Tôi tin rằng nếu tất cả chúng ta đồng lòng hành động, thì chúng ta hoàn toàn có thể phủ xanh Việt Nam và đẩy lùi được biến đổi khí hậu”.
Mặc dù đã đầu tư nguồn lực rất lớn xây dựng hệ thống đê, đặc biệt là kè phá sóng với mục tiêu gây bồi tạo bãi, bảo vệ đai rừng phòng hộ vốn còn khá mong manh, tuy nhiên rừng ven biển Tây Cà Mau vẫn tiếp tục mất đi với diện tích khá lớn, rất nhiều vị trí đã mất trắng.
Số liệu từ Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ biển Tây cho thấy, từ đầu năm đến nay, khu vực này đã có khoảng 77 ha rừng và đất rừng bị sạt lở nghiêm trọng, sóng biển cuốn mất.
Theo Quyết định 2047/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ngày 18/11/2019, kế hoạch trồng rừng mới khu vực rừng phòng hộ biển Tây trong giai đoạn 2019-2025, với kinh phí trên 93,5 tỷ đồng, trong đó trồng mới trên diện tích đất bồi trong kè là 239,60 ha. Như vậy, mỗi năm bình quân khu vực này trồng gần 40 ha.
Tuy nhiên chỉ mới 8 tháng qua, khi mà mùa mưa bão chưa vào đỉnh điểm mà đã mất đi khoảng 77 ha, thì tốc độ gây bồi tạo bãi để trồng rừng hụt khá xa so với tốc độ sạt lở. Thiên tai được dự báo ngày càng tác động mạnh hơn, nguy cơ mất trắng đai rừng phòng hộ biển Tây là điều có thể xảy ra.
Lan Anh